Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm 3%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 1334-KH/UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTSS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Theo đó, kế hoạch đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi là 3%. Về bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, phấn đấu giải quyết cho khoảng 50% số hộ DTTS thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất.

Về hạ tầng, phấn đấu 99,43% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 98,95% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 86,6% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 99,99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 92% người DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và 90% được nghe phát thanh.

Gia Lai phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm 3%. Ảnh: Phương Vi

Gia Lai phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm 3%. Ảnh: Phương Vi

Về giáo dục-đào tạo, phấn đấu tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 97,7%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 96,1%, học THCS đạt 90,3%, học THPT đạt 47,5%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 78,2%. Bên cạnh đó, tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế dịch bệnh ở vùng DTTS và miền núi; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người DTTS, phấn đấu đến cuối năm 2023 có 77% người DTTS tham gia bảo hiểm y tế; 84,8% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc được sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 17%.

Về văn hóa, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 55% di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm; 90% di tích xếp hạng được bảo vệ và chống xuống cấp; 10% địa điểm du lịch được hỗ trợ đầu tư, khai thác song song với với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; 10% hướng dẫn viên du lịch được đào tạo, tập huấn kiến thức về văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh; 92,3% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 55% thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Về lao động, việc làm, phấn đấu 47,2% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS; phấn đấu 81,8% người lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn sau khi học nghề. Ngoài ra, đào tạo, quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở, nhất là các DTTS tại chỗ; trên 88% đơn vị hành chính cấp huyện có phòng Dân tộc.

Tổng nguồn vốn để thực hiện kế hoạch là hơn 1.011,8 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương hơn 777 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 86,1 tỷ đồng, vốn vay tín dụng chính sách hơn 142,8 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác gần 5,8 tỷ đồng, vốn chưa phân bổ hơn 110,5 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Chiều 8-7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà 10 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên địa bàn phường Hội Phú.

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

null