"Phải tái cấu trúc Bộ đa ngành một cách quyết liệt"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cần xác định mục tiêu của việc tổ chức Bộ đa ngành là nâng cao năng lực, hiệu quả, quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân...

Hội thảo “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Khung chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện”
Hội thảo “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Khung chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện”


Tại hội thảo “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Khung chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện” do Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 của Quốc hội tổ chức sáng 22-2 tại Hà Nội, các đại biểu khẳng định, cần sắp xếp, tái cấu trúc lại chức năng nhiệm vụ của các Bộ để bộ máy của Chính phủ hoạt động hiệu quả, không chồng chéo, bỏ sót. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội thảo.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc sắp xếp lại các bộ thành bộ đa ngành, đa lĩnh vực còn tính chất lắp ghép cơ học, chưa đi liền với việc điều chỉnh chức năng, cắt giảm nhiệm vụ của các bộ.

Các Bộ đa ngành mới được hình thành trên cơ sở hợp nhất các bộ đơn ngành có khối lượng công việc quá lớn, quá nhiều, quá phức tạp. Việc hình thành các bộ đa ngành chưa đi liền với việc sắp xếp lại cơ cấu bên trong của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ mới chỉ hợp nhất, giảm được đầu mối ở một số đơn vị có nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp chung như văn phòng, tổ chức cán bộ, tư pháp…

Do đó, vẫn còn sự chồng chéo giữa chức năng, nhiệm vụ của các bộ. Đồng thời, chưa có sự tổng kết, đánh giá một cách căn bản và hệ thống về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn việc triển khai thực hiện chủ trương Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, kiện toàn các bộ, cơ quan ngang bộ theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là vấn đề "lõi của lõi", do đó cần tiếp tục quán triệt tư duy đổi mới về chức năng của Nhà nước, tiếp tục nghiên cứu để tổ chức bộ máy Chính phủ tinh gọn hơn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Thông cho rằng, về mặt nhận thức cần xác định rõ mục tiêu của việc tổ chức Bộ đa ngành không phải là giảm bớt đầu mối của Chính phủ mà phải là nâng cao năng lực, hiệu quả, quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân của bộ máy hành chính nhà nước.

Do đó, tiếp tục triển khai điều chỉnh chức năng, khắc phục tình trạng quả tải về công việc các bộ đa ngành hiện nay, từ đó tạo tiền đề để sắp xếp lại cơ cấu bên trong của Bộ đa ngành một cách hợp lý.

Ông Thông đề nghị, cần phải có chương trình tổng kết Bộ đa ngành một cách căn cơ, trong đó phải có tổng kết việc tổ chức thực hiện chủ trương của Bộ quản lý đa ngành như thế nào?

Cùng với đó phải nghiên cứu căn bản và sắp xếp, tái cấu trúc lại chức năng nhiệm vụ của các Bộ để đảm bảo đúng nguyên tắc việc chỉ do 1 bộ chủ trì và không có việc nào không có bộ phụ trách.

"Phải tái cấu trúc Bộ đa ngành một cách quyết liệt, về cơ bản vẫn là con người, năng lực chuyên môn và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức”-ông Lê Minh Thông nêu ý kiến.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.