Phá “băng” thị trường nhà đất Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài chục năm trước giá một ngôi nhà kèm đất ở TP. Pleiku khoảng 2-3 chỉ vàng. Bây giờ thì chừng đó chỉ đủ mua một mét đất. Vợ chồng người bạn thân của tôi lấy nhau đã hơn 10 năm mà chưa mua nổi ngôi nhà, vẫn kiếp ở trọ. Thương bạn, tôi cưỡi xe vòng vèo trên nhiều đường phố, ngõ hẻm Phố núi để tìm một lô đất, một ngôi nhà cho bạn an cư..

Giá đất… trên trời    

Khác với khoảng 5 năm trở về trước, vài năm gần đây và đặc biệt là trong những tháng qua thị trường nhà đất ở TP. Pleiku đã “đóng băng”, giá cả hầu như đứng im. Dạo bất kỳ đường phố nào, thậm chí ở các đường hẻm, ở những khu đất trống chờ chủ như địa bàn tổ 15 phường Hội Phú (dọc đường Chu Mạnh Trinh), khu vực sau Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai… người ta đều bắt gặp rất nhiều biển bán nhà, bán đất.

Thế nhưng biển treo cứ treo, không mấy người đoái hoài mua. Ông D.-chủ một chuỗi cửa hàng vật liệu xây dựng lớn có tiếng ở Gia Lai cũng là nhà đầu tư địa ốc thâm niên, cho biết sở dĩ có tình trạng này là do giá đất ở TP. Pleiku những năm qua đã bị… đội lên đến ngất ngưởng, cao không thua các thành phố lớn, nhất là từ ngày TP. Pleiku lên đô thị loại II. Trung bình một mét đất (ngang) ở các đường phố lớn như: Trần Phú, Phan Đình Phùng, Hùng Vương không dưới 100 triệu đồng, xê xích một chút như ở đường Cách Mạng Tháng Tám, Wừu, Cù Chính Lan… cũng đến 70-80 triệu đồng/mét đất ở.

 


Người mua thì ít, người cần bán lại ra giá quá cao làm thị trường nhà đất “đóng băng” là lẽ đương nhiên. Ngang qua một ngôi nhà trệt trên đường Nguyễn An Ninh-phường Ia Kring thấy treo biển bán nhà, liên hệ số điện thoại 0126433…, tôi gọi và nghe tiếng một người đàn ông trả  lời: Ngôi nhà ngang 5 mét, sâu 40 mét, trong đó có 100 mét vuông đất ở, giá bán 1,4 tỷ đồng. Một ngôi nhà khác ở đường Út Tịch-phường Hội Phú diện tích tương tự cũng nằm giá 1,2 tỷ đồng. Một nhà cấp IV ở con hẻm nhỏ nối từ đường Lê Thánh Tôn qua Nguyễn An Ninh ngang 4 mét, sâu 25 mét ra giá 650 triệu đồng, để biển bán nhà hơn một năm nay vẫn chưa bán được.

Nhà phố giá cao đã đành, nhiều mảnh đất phi nông nghiệp đầu thừa đuôi thẹo mà giá cũng không thấp. Đường Lê Thánh Tôn (đoạn từ Chu Mạnh Trinh đến ngã ba Nguyễn Viết Xuân) lô đất có chiều sâu hơn 25 mét ở tuyến hai mức giá 40-60 triệu đồng/mét ngang. Chủ lô đất khoảng hơn 100 mét vuông ở hẻm vị trí 4, đường Lương Định Của chưa chuyển mục đích sử dụng “hét” đến 300 triệu đồng. Nhẩm tính nếu mua xong, chuyển mục đích rồi xây nhà (cấp IV) chi phí cũng lên đến trên dưới 700 triệu đồng-một khoản tiền không nhỏ.

Đưa vào quỹ đạo

Giá đất TP. Pleiku đã bị đội lên từ lâu, nay muốn đưa trở lại đúng giá không phải chuyện đơn giản, mặc dù hàng năm UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành bảng phân loại đường và giá đất trên địa bàn TP. Pleiku rất hợp lý.

Chẳng hạn như đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn từ đường Lê Lợi đến Ama Quang là 8 triệu đồng/m2, đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ Hùng Vương đến Trần Phú 14 triệu đồng/m2 và từ Hùng Vương đến Hai Bà Trưng là 20 triệu đồng/m2, thấp nhất như đường Đào Duy Từ cũng đến 330.000 đồng/m2. Đồng thời bảng giá đất ban hành đã tăng hàng năm, năm 2011 tăng từ 0% đến 141% so năm 2010, tuy nhiên so với giá thị trường bên ngoài vẫn còn thấp bởi người bán đều “hét” giá trên trời như đã nêu. Một số nhà đầu tư địa ốc còn “bật mí” một nguyên nhân nữa tác động đến thị trường nhà đất, làm thị trường này “đóng băng” là vì không ít cơ sở kinh doanh làm ăn thua lỗ, tài sản trong đó có nhà đất đã phải cầm cố, đặc biệt các hộ kinh doanh vay nóng tín dụng “đen”, lãi mẹ đẻ lãi con buộc cần phải bán nhà cửa đất đai gấp, người mua “bắt thóp” trả rẻ hơn mức giá rao…

 

Đưa giá nhà đất thị trường TP. Pleiku đi vào quỹ đạo chung là công việc không dễ đối với ngành chức năng. Bởi giá cả thể hiện trên các hợp đồng giao dịch, mua bán đều không đúng giá thực tế, hai bên bán và mua đều thỏa hiệp ngầm để hạ giá ghi trên hợp đồng. Một thực trạng nữa là nhu cầu bán và mua không tương ứng, nhà bán thì nhiều mà người mua thì ít, nhiều ngôi nhà để biển bán nhiều năm vẫn không người mua.

Thị trường nhà đất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của địa phương, nếu thị trường “đóng băng” trong một thời gian dài sẽ làm giảm đi yếu tố kích cầu trong tăng trưởng kinh tế. Giá nhà và đất ở TP. Pleiku đang ở mức đỉnh, thị trường lại bất động, nếu không có sự điều chỉnh nhanh và quyết liệt của chính quyền cùng ngành chức năng, thực trạng này là bài toán khó trong việc “phá băng” để con tàu địa ốc đi đúng hướng.

Thanh Phong
 

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm