Ông Park Hang-seo đã thay đổi trong sự "im lặng" của bóng đá Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Huấn luyện viên Park Hang-seo đã làm mới và giúp bóng đá Việt Nam thay đổi thành tích sau 4 năm.

 
Huấn luyện viên Park Hang-seo đã mang đến những thay đổi tích cực cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: VFF
Huấn luyện viên Park Hang-seo đã mang đến những thay đổi tích cực cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: VFF
Huấn luyện viên Park Hang-seo đang nhận nhiều ý kiến phản biện sau chuỗi trận thất bại liên tiếp cùng đội tuyển Việt Nam. Nhìn ở góc độ chuyên môn, nhiều ý kiến rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để thay đổi và làm mới đội tuyển Việt Nam ở sân chơi châu lục, chỉ cá nhân ông Park là chưa đủ.
Nhìn lại 4 năm hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo tại Việt Nam, ông đã mang lại những thành công lớn cho đội tuyển quốc gia và U23. Đó là một tập thể mới mẻ và có những thay đổi tích cực kể từ sau chiến tích ở Thường Châu 2018.
Những cầu thủ thuộc lứa U23 Việt Nam giành ngôi Á quân giải U23 Châu Á 2018 chính là nòng cốt giúp ông Park gặt hái được những thành công lớn cả ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Điều ông Park mang đến cho đội tuyển Việt Nam không chỉ là thành tích, đó là sự thay đổi cả về mặt tâm lý.
Đội tuyển Việt Nam mang tâm thế của những người chiến thắng, vì thế các cầu thủ tự tin khi tham gia các trận đấu lớn. Chúng ta không còn bị ngợp trước các đối thủ mạnh. Khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2018, ông Park tuyên bố, giờ chúng ta không có gì phải sợ tuyển Thái Lan. Khi tuyển Việt Nam vào đến tứ kết Asian Cup 2019, ông Park tuyên bố, phải xác định đối thủ chính là Nhật Bản, Hàn Quốc. Có như vậy mới mong tiến bộ và vươn tầm châu lục.
Đó cũng là bước đệm để tuyển Việt Nam xác định rõ mục tiêu ở vòng loại World Cup 2022. Đó là sân chơi mà thầy trò ông Park đã xuất sắc vượt qua vòng loại thứ 2 khi nằm cùng bảng với các đối thủ mạnh hàng đầu Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Ngoại trừ UAE là đối thủ mạnh nhất đến từ Tây Á.
 
Tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Ảnh: VFF
Tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Ảnh: VFF
Nhưng khi vào đến vòng loại thứ 3, khi phải đối đầu với một loạt đối thủ mạnh hàng đầu châu lục, tuyển Việt Nam đã bắt đầu lộ ra những điểm yếu. Chúng ta trải qua 4 trận thua liên tiếp.
Và cách mà tuyển Việt Nam thua với những lỗi đến từ hàng thủ là lỗ hổng lớn. Việc phải nhận đến 4 quả phạt đền sau 4 trận đấu là một vấn đề mà không chỉ còn là sự cố tình huống. Đó được chỉ ra như một thói quen chơi bóng. Gần nhất là "những cánh tay thừa" của Duy Mạnh, Tấn Tài ở trận gặp Oman.
Như ông Park từng giải thích thì "có lẽ do thói quen phòng ngự từ trẻ họ đã được học". Còn như cựu trọng tài Hoàng Ngọc Tuấn chia sẻ thì: "Có không ít tình huống, chúng ta sẽ không bị thổi phạt đền nếu như không có những thói quen tiểu xảo ở sân chơi V.League".
Ông Park mang đến sự thay đổi lớn cho đội tuyển Việt Nam về thành tích sau 4 năm, thế nhưng chúng ta không tận dụng được điều đó để nâng tầm nền bóng đá. Cụ thể, nhìn các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, đặc biệt là V.League dường như vẫn giậm chân tại chỗ trong 4 năm qua nếu không nói có phần thụt lùi.
VPF đang cố gắng mang đến những diện mạo mới cho các giải chuyên nghiệp. Thế nhưng, rào cản mà họ gặp phải chính là việc nhiều câu lạc bộ đã không thực sự tham gia cuộc chơi một cách chuyên nghiệp.
Tình trạng một số đội bóng không đủ tiêu chuẩn cấp phép của AFC được đặc cách để thi đấu vẫn xuất hiện trong những mùa giải gần đây. Hay chuyện đội bóng thiếu kinh phí hoạt động, nợ lương cầu thủ để rồi tạm dừng hoạt động như trường hợp Than Quảng Ninh là điều đáng suy ngẫm.
Đáng buồn nhất là cảnh những nhân vật chính của V.League 2021 đồng loạt đòi huỷ giải đấu khi vẫn còn cơ hội tiếp tục cuộc chơi. Hay đâu đó còn là những ông bầu sẵn sàng tuyên bố bỏ giải vẫn diễn ra như cơm bữa. Một giải đấu mà chính những người trong cuộc không muốn tham gia, có thực sự là một bước thụt lùi?
Đấy là những câu chuyện tưởng như chỉ diễn ra ở 20 năm trước khi bóng đá bắt đầu bước lên chuyên nghiệp. Nhưng tất cả lại đang diễn ra ở thời điểm mà các đội tuyển quốc gia đang thành công, chúng ta đang có cơ hội đưa bóng đá Việt Nam phát triển hơn nữa.
Để đội tuyển Việt Nam thay đổi thành tích và được làm mới từ sân chơi khu vực ra châu lục là một quá trình. Và để có được điều đó, đừng chỉ phó mặc cho riêng cá nhân ông Park. Đó là câu chuyện của cả nền bóng đá.
Phạm Đình (Theo Bóng Đá Plus/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.

Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

(GLO)-

Từ 23 đến 25-8, tại sân bóng đá mini Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra Giải Bóng đá từ thiện Cúp “Áo ấm cho em” lần thứ II năm 2024. Không chỉ là sân chơi thể thao bổ ích, giải còn là dịp kết nối những tấm lòng để hướng đến học sinh vùng khó trước thềm năm học mới.

Sôi động phong trào billiards pool ở phố núi

Sôi động phong trào billiards pool ở phố núi

(GLO)- Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào chơi billiards pool (bida lỗ) tại TP. Pleiku trở nên sôi động và thu hút đông đảo người chơi. Nhiều câu lạc bộ (CLB) có quy mô lớn đã xuất hiện, đem đến sự lựa chọn phong phú cho giới trẻ.