Ông Lê Hoàng Quân để lại "di sản" gì cho TP HCM sau khi thôi chức?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Lê Hoàng Quân-cựu Chủ tịch UBND TP HCM vừa bị kiến nghị xử lý trách nhiệm liên quan vụ giao đất 15 Thi Sách. Dư luận quan tâm ngoài dự án này, "di sản" ông Lê Hoàng Quân để lại cho TP HCM sau khi thôi chức?
Bộ Công an vừa kiến nghị xử lý trách nhiệm ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM liên quan đến vụ án giao đất số 15 Thi Sách cho công ty của Vũ “nhôm”.
Ông Lê Hoàng Quân bị kiến nghị xử lý trách nhiệm do đã không có ý kiến gì khi nhận được văn bản quyết định do ông Nguyễn Hữu Tín ký cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà đất số 15 Thi Sách, trái với quy định tại quyết định 09/2007/QĐ-TTg và Luật Đất đai 2013.
 
Ông Lê Hoàng Quân - Nguyên Chủ tịch UBND TP HCM. 
Trong hai nhiệm kỳ giữ cương vị Chủ tịch UBND TP HCM (2006 – 2016), ngoài những dự án liên quan đến Vũ nhôm, ông Lê Hoàng Quân đã để lại những “di sản” gây nhiều hệ lụy cho TP HCM.
Cụ thể, năm 2015, trong kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng (giai đoạn 2011 đến tháng 6/2014), Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm,
Thanh tra Chính phủ nêu rõ, về hoạt động thanh tra hành chính, qua thanh tra đã phát hiện một số đơn vị chậm ban hành kết luận như các Quận 2, 7, Tân Bình và Bình Thạnh. Đặc biệt, hầu hết các kết luận thanh tra hành chính đều có phát hiện vi phạm. Điển hình, kiểm tra một số kết luận thanh tra của Sở Giao thông Vận tải cho thấy 47/47 quyết định xử phạt hành chính sai nội dung.
Về công tác tiếp dân, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ tiếp dân 15/42 ngày theo quy định (đạt 35%); các Giám đốc sở chỉ tiếp 88 ngày (30%); điển hình một số quận huyện như: Chủ tịch UBND quận Tân Bình chỉ tiếp 2 ngày (đạt 3%); Chủ tịch quận 7 chỉ tiếp 4 ngày (6%); Chủ tịch UBND quận Tân Phú tiếp 5 ngày (7%)...
Về công tác giải quyết khiếu nại, nhiều vụ việc Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo nhưng Chủ tịch UBND TP HCM chưa quyết liệt xử lý, hoặc đã chỉ đạo nhưng các sở, ngành, quận, huyện còn viện dẫn lý do, chậm triển khai… nên nhiều người khiếu nại còn bức xúc.
Liên quan đến việc thực hiện một số giải pháp phòng ngừa đối với pháp luật về công tác phòng chống tham nhũng, kết luận cho thấy một số quận, huyện chưa thực hiện đầy đủ các nội dung về công khai tài chính ngân sách, mua sắm tài sản công, hay phân bổ và quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập hầu hết các sở, ngành, quận huyện đều không thực hiện đúng quy định, tình trạng không kê khai nhà đất của cán bộ, công chức xảy ra tại nhiều đơn vị, nhiều thông tin quy định trong bản kê khai không được phản ánh đầy đủ. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đối với một số vi phạm chưa được thực hiện nghiêm, việc nộp lại quà tặng chưa thực hiện đầy đủ… dẫn đến việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trên địa bàn TP chưa thật sự hiệu quả.
Kết luận cũng nêu rõ, trong quản lý các cơ sở nhà đất, TP. Hồ Chí Minh vẫn để xảy ra tình trạng bị lấn chiếm, bỏ trống, cho thuê, làm nhà ở đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
Tính đến hết năm 2013, toàn TP HCM có hơn 45.000 m2 đất bị lấn chiếm; hơn 400.000 m2 bị bỏ trống... Nhiều công trình, dự án thi công chậm so với tiến độ phê duyệt, phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư, tăng vốn ngân sách. Trong quản lý sử dụng đất đai cũng còn một số vấn đề như có tới 993 hồ sơ thuê đất chưa ký hợp đồng thuê đất, 807 hồ sơ thuê đất chưa xác định đơn giá theo quy định. Một số dự án chậm triển khai hoặc giao đất, cho thuê đất thuộc trường hợp phải đấu giá nhưng không tổ chức đấu giá.
Nhiều đơn vị thuê đất không chấp hành nghĩa vụ tài chính với số tiền thuê đất lên đến 1.838 tỷ đồng và tiền sử dụng đất 1.552 tỷ đồng. Một số dự án chậm triển khai hoặc giao đất, cho thuê đất thuộc trường hợp phải đấu giá nhưng không tổ chức đấu giá. Thành phố đã cho 8 tổ chức, cá nhân thuê hơn 15.000 m2 để làm nhà hàng, bãi giữ xe... Tuy nhiên số tiền này sau khi trừ chi phí đã không nộp ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, trong lĩnh vực giáo dục, y tế, Thanh tra Chính phủ cũng xác định tình trạng lạm thu, thu học phí sai quy định, để ngoài sổ sách, tồn tại trong đấu thầu thuốc…tại một số đơn vị.
Trong lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính, Thanh tra Chính phủ phát hiện tình trạng chậm trễ trong giải quyết thủ tục cho người dân, doanh nghiệp là khá phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực cấp sổ đỏ và các giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh…
Thanh tra Chính phủ xác định các tồn tại, sai phạm nói trên có trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân và Thanh tra thành phố cũng có trách nhiệm vì chưa tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố đầy đủ, kịp thời các quy định. Thanh tra Chính phủ khi đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với UBND TP và cá nhân các chức danh liên quan.
Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh chỉ đạo cơ quan chức năng của TP thanh tra toàn diện các đơn vị có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quản lý điều hành, gây thiệt hại lớn đến tài sản, ngân sách nhà nước và có dấu hiệu tham nhũng, đồng thời qua thanh tra kiên quyết xử lý các vi phạm theo đúng pháp luật. Cụ thể là dự án số 8 -12 Lê Duẩn (quận 1) vi phạm về giao đất, cho thuê đất không đúng quy định; 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã sang nhượng 100% vốn góp của mình là 50 tỷ đồng cho Công ty Kinh Đô để thu lợi 200 tỷ đồng...
Mới đây, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, qua đó chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này. Ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM giai đoạn 2006 - 2015 cũng là một trong bốn cựu lãnh đạo, lãnh đạo UBND TP HCM liên quan dự án này.
Theo kết luận Thanh tra, ông Nguyễn Hữu Tín – khi còn là Phó Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo, ký các văn bản và quyết định chấp thuận cho Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 được ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, được khấu trừ tiền bồi thường tài sản, vật kiến trúc trên đất và tiền thuê đất không phải nộp đối với nhà đất số 15 Thi Sách. Khi đó, ông Nguyễn Hữu Tín đã không báo cáo xin ý kiến ông Lê Hoàng Quân; không giao Ban Chỉ đạo 09 tham mưu, đề xuất mà đã bút phê giao Sở Tài nguyên môi trường hướng dẫn thủ tục.
Ông Lê Hoàng Quân và các thành viên Ban chỉ đạo 09 TP HCM gồm bà Nguyễn Thị Hồng (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. HCM), bà Đào Thị Lan Hương (nguyên Giám đốc Sở Tài chính) và ông Trần Nam Trang (nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính) có nhận được các văn bản: Công văn 927 ngày 16/12/2014, công văn 198/UBND-ĐTMT do ông Nguyễn Hữu Tín ký, nội dung chấp thuận cho Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 được ký hợp đồng thuê đất, được khấu trừ tiền thuê đất phải nộp theo quy định.

Tuy nhiên, việc nhận các văn bản trên không phải báo cáo hay văn bản trao đổi, mà nhận theo trình tự thủ tục hành chính. Do đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thấy chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự của ông Lê Hoàng Quân cũng như các cá nhân liên quan khác.

Tâm Đức (Kiến Thức)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.