Ông Huỳnh Thông thu nhập cao nhờ trồng cà phê theo hướng hữu cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhờ canh tác cà phê theo hướng hữu cơ, gia đình ông Huỳnh Thông (thôn 1, xã Diên Phú, TP. Pleiku) tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Với 5 ha cà phê, mỗi vụ, gia đình ông thu về từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Đưa chúng tôi tham quan vườn cây, ông Thông cho biết: Gia đình ông có 5 ha cà phê trồng từ năm 1995 và 1996. Trước đây, gia đình ông sử dụng nhiều phân bón hóa học làm cho chất đất ngày càng xấu đi, cây trồng kém phát triển và thường bị bệnh. Sau nhiều lần tham gia tập huấn kỹ thuật do Hội Nông dân TP. Pleiku, xã Diên Phú tổ chức, năm 2009, ông quyết định chuyển sang canh tác cà phê theo hướng hữu cơ.

“Cùng với kiến thức học được từ các lớp tập huấn, tôi lên mạng internet tìm hiểu thêm cách trồng cà phê theo hướng hữu cơ. Sau khi nắm vững kiến thức, tôi sử dụng phân gà ủ hoai để bón cho vườn cây”-ông Thông chia sẻ.

Nhờ canh tác theo hướng hữu cơ, vườn cà phê của gia đình ông Huỳnh Thông cho năng suất cao. Ảnh: N.H

Nhờ canh tác theo hướng hữu cơ, vườn cà phê của gia đình ông Huỳnh Thông cho năng suất cao. Ảnh: N.H

Theo ông Thông, việc sử dụng phân hữu cơ ít tốn kém hơn so với bón phân hóa học nhưng vườn cây lại sinh trưởng, phát triển tốt hơn, năng suất đạt cao. Khi còn bón phân hóa học, mỗi năm, ông đầu tư cho 5 ha cà phê hết khoảng 200 triệu đồng. Nhưng từ khi bón phân gà, ông chỉ tốn khoảng 120-130 triệu đồng.

Nhờ bón phân hữu cơ mà vườn cà phê của ông phát triển tốt, ít bị sâu bệnh. Mỗi vụ, gia đình ông thu được gần 20 tấn cà phê nhân. Tùy theo giá thị trường, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu nhập từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

“Hiện nay, tôi trồng xen 200 cây sầu riêng trong vườn cà phê. Gia đình cũng đang rà soát lại vườn cây để tiến hành ghép cành đối với các cây cà phê đã già cỗi. Hy vọng trong những năm tới, vườn cây sẽ cho thu nhập cao hơn”-ông Thông cho biết thêm.

Ông Thông dọn vệ sinh các gốc cây trồng. Ảnh: N.H

Ông Thông dọn vệ sinh các gốc cây trồng. Ảnh: N.H

Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, ông Thông còn hiến gần 600 m2 đất và đóng góp tiền để làm đường giao thông. Bà Ngô Thị Bích Chi-Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Phú-cho hay: Toàn xã có 137 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có hộ ông Huỳnh Thông.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương và thường xuyên giúp đỡ các hội viên về vốn, chia sẻ kinh nghiệm canh tác cà phê theo hướng hữu cơ.

Ngoài ra, ông cũng là tấm gương điển hình trong tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở và tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới. Ông được Chủ tịch UBND xã tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2017-2022.

Còn bà Phan Thị Hoài Thương-Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Pleiku thì nhận xét: Thời gian qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn thành phố có sự lan tỏa sâu rộng và ngày càng xuất hiện nhiều điển hình với thu nhập cao như hộ ông Huỳnh Thông.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, các hộ còn tích cực tham gia các phong trào do Hội phát động và thường xuyên giúp đỡ các hội viên nông dân về kinh nghiệm sản xuất để nâng cao thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.