Ôn thi tốt nghiệp THPT: Bí quyết từ các thủ khoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chưa đầy 20 ngày nữa, học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ bước vào kỳ “vượt vũ môn” quan trọng. Trước tâm trạng lo lắng của nhiều sĩ tử, những thủ khoa tốt nghiệp THPT các năm trước đã tiết lộ một số bí quyết và kinh nghiệm ôn thi trong giai đoạn “nước rút” này.
Chân dung thủ khoa khối D của tỉnh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Lê Thị Huyền. Ảnh Mộc Trà

Chân dung thủ khoa khối D của tỉnh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Lê Thị Huyền. Ảnh Mộc Trà

Cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (huyện Đức Cơ) Lê Thị Huyền hiện là sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1, Huyền xuất sắc trở thành thủ khoa khối D toàn tỉnh với tổng điểm 28,25 (Toán 9,4 điểm, Ngữ văn 9,25 điểm, Tiếng Anh 9,6 điểm).

Chia sẻ kinh nghiệm khi luyện đề và lúc làm bài thi, Huyền cho hay: Môn Toán đòi hỏi độ chính xác cao. Vì thế, trước tiên, các bạn hãy tập trung làm những câu dễ và vừa sức với mình. Sau khi hoàn thành, cần tỉ mỉ kiểm tra và tính toán lại một lượt trước khi chuyển qua những câu khó hoặc nâng cao hơn để chắc chắn không bỏ lỡ điểm số.

Với môn Ngữ văn, các bạn cần chia thời gian cụ thể cho từng phần đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học để đảm bảo đủ thời gian hoàn thành bài thi. Các bạn nên học ý chính, luận điểm, dẫn chứng và tự viết một bài văn hoàn chỉnh bằng vốn văn của mình; điều này giúp bài có bản sắc riêng, không theo khuôn mẫu. Đặc biệt, các bạn cũng cần rèn kỹ năng lập luận ngay trong suy nghĩ gắn với tốc độ viết để tránh bị mỏi tay và có thể hoàn thành bài thi nhanh hơn.

Em Nguyễn Vũ Nhật Huy-Thủ khoa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của tỉnh-cho rằng, các sĩ tử nên ôn tập một cách hệ thống, xâu chuỗi các nhóm kiến thức với nhau để có thể ghi nhớ dễ dàng. Ảnh NVCC

Em Nguyễn Vũ Nhật Huy-Thủ khoa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của tỉnh-cho rằng, các sĩ tử nên ôn tập một cách hệ thống, xâu chuỗi các nhóm kiến thức với nhau để có thể ghi nhớ dễ dàng. Ảnh NVCC

“Riêng môn Tiếng Anh, sĩ tử nên hệ thống lại kiến thức ngữ pháp và ôn tập từ vựng theo từng chủ đề. Phần đọc hiểu có thể sẽ phụ thuộc vào vốn từ của mỗi người, song cần chắc chắn làm đúng những câu ngữ pháp. Thời điểm này, các bạn có thể tổng ôn tập kiến thức từ các đề đã luyện và rút ra những lỗi sai hay kiến thức đang bị hổng để kịp thời bổ khuyết trước khi bước vào kỳ thi”-Huyền chia sẻ.

Tương tự, em Nguyễn Vũ Nhật Huy-sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm Tiếng Anh (Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) cũng từng sở hữu số điểm ấn tượng tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Cụ thể: Ngữ văn 9,5, Toán 9, Lịch sử 9,25, Địa lý 9,25, Giáo dục công dân 9, tổ hợp Khoa học xã hội 9,17 và Tiếng Anh 9,4 điểm. Với kết quả này, Huy không chỉ là thủ khoa tốt nghiệp của tỉnh mà còn là thủ khoa khối C và D của Trường THPT chuyên Hùng Vương.

Nói về bí quyết khi ôn tập các môn tổ hợp Khoa học xã hội, Huy vui vẻ cho biết: Thay vì luyện đề đến đâu rà soát kiến thức đến đó thì các bạn nên ôn tập một cách hệ thống, xâu chuỗi các nhóm kiến thức với nhau. Chẳng hạn, đối với môn Lịch sử có thể ghi nhớ theo trình tự thời gian và chú ý vào mối quan hệ nguyên nhân-kết quả; đồng thời, liên kết các sự kiện với nhau để không bị quên. Ở môn Địa lý, hệ thống kiến thức theo từng khu vực trên cả nước; mỗi khu vực đi theo trình tự nhất định (tự nhiên rồi đến kinh tế) và so sánh những khu vực này với nhau để tìm ra điểm chung và khác biệt.

“Một mẹo nhỏ mà em đã áp dụng khá hiệu quả là chia số lượng điểm kiến thức ở mỗi mục bằng nhau, để khi học bài dễ dàng biết được bản thân đã nhớ đủ hay chưa”-Huy bật mí.

Thủ khoa khối B của tỉnh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 Nguyễn Gia Thành-sinh viên Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (cựu học sinh Trường THPT Quang Trung, thị xã An Khê) cũng “bật mí” phương pháp ôn thi hữu ích, giúp học sinh lớp 12 tự tin hơn ở môn Toán và các môn tổ hợp Khoa học tự nhiên. Thành cho biết, em từng đạt 9 điểm ở môn Toán, 9,5 điểm ở mỗi môn Hóa học và Sinh học. Để có được kết quả này, em không chỉ chuẩn bị thật tốt vốn kiến thức, kỹ năng mà còn rèn cho mình một tâm lý thật vững vàng khi bước vào phòng thi.

Học sinh lớp 12 Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh tập trung ôn thi tốt nghiệp trong giai đoạn “nước rút”. Ảnh: M.T

Học sinh lớp 12 Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh tập trung ôn thi tốt nghiệp trong giai đoạn “nước rút”. Ảnh: M.T

Thấu hiểu những căng thẳng và áp lực của học sinh lớp 12 trước kỳ “vượt vũ môn”, bằng kinh nghiệm của mình, Thành cho rằng, sĩ tử không nên ôn thi tràn lan hay dồn sức quá nhiều, gây nhiễu kiến thức và ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó, các bạn nên tập trung vừa củng cố kiến thức vừa ôn luyện đề có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp ăn uống đủ chất, rèn luyện thể dục thể thao, thư giãn đầu óc và ngủ đủ giấc, tránh thức khuya… Khi ôn tập, các bạn có thể thay đổi không gian học tập, học theo nhóm hoặc trao đổi với giáo viên những chỗ chưa hiểu để việc ôn thi đạt hiệu quả hơn.

“Mỗi môn thi đều là yếu tố quan trọng cấu thành nên điểm thi. Do đó, theo em, việc có kế hoạch rõ ràng để ôn tập đầy đủ tất cả các môn là rất cần thiết. Đối với tổ hợp Khoa học tự nhiên, ngoài nắm vững lý thuyết, các bạn nên xem thêm nhiều mẹo giải nhanh, mẹo bấm máy tính casio vì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm bài”-Thành gợi ý.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.