Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh làm việc về công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 5-6, tại Trụ sở Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh-Phó Trưởng ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cùng các thành viên đoàn công tác số 3 đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo thi tỉnh Gia Lai.

Tham dự buổi làm việc có Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và một số thành viên trong Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Mộc Trà
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Mộc Trà

Báo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định cho hay: Tỉnh Gia Lai có 14.861 thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, trong đó có 3.183 thí sinh dân tộc thiểu số. Đến nay, công tác tổ chức cho học sinh lớp 12 đăng ký dự thi trực tuyến; thu nhận và nhập hồ sơ của thí sinh tự do vào hệ thống Quản lý thi đã hoàn tất. Sở GD-ĐT đã kiểm tra, khảo sát, chọn đặt 41 điểm thi ở 17 huyện, thị xã, thành phố với 656 phòng thi. Tại mỗi điểm thi chính thức đều có các phòng thi dự phòng theo quy định; tại mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm thi dự phòng. Ngành GD-ĐT cũng dự kiến điều động 2.374 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ trong các Ban của Hội đồng thi. Cùng với đó, lực lượng Công an có 370 chiến sĩ, lực lượng Y tế có 41 y-bác sĩ tham gia vào công tác thi và các lực lượng khác bên ngoài các điểm thi.

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 gồm có 38 thành viên. Sở GD-ĐT cũng thành lập Hội đồng thi và các ban của Hội đồng thi theo đúng tiến độ tổ chức kỳ thi. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh đã họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên, ban hành kế hoạch hoạt động tổ chức triển khai công tác thi, kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi; chỉ đạo Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương rà soát, xem xét, hỗ trợ kinh phí cho các thí sinh là con em người dân tộc thiểu số, thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh ở vùng sâu, vùng xa, không để học sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.

Cùng với đó, công tác dạy học, ôn tập cho học sinh lớp 12; tham mưu, tuyên truyền, phổ biến Quy chế thi và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi cũng được tỉnh chú trọng triển khai, đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra. Đối với các khâu còn lại, Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh sẽ tiếp tục triển khai theo đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh trên tinh thần làm việc khẩn trương, không chủ quan, đảm bảo an ninh, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Quang cảnh buổi làm việc tại Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi làm việc tại Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà

Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác số 3 và Ban Chỉ đạo thi tỉnh Gia Lai đã cùng nhau trao đổi về một số vấn đề như: công tác bảo mật ở khu vực in sao đề thi, bảo quản đề thi và bài thi; công tác tập huấn, truyền thông cho kỳ thi; tổ chức cho phụ huynh và thí sinh ký cam kết liên quan đến kỳ thi; những đối tượng không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT; phương án “Tiếp sức mùa thi” của lực lượng đoàn viên, thanh niên; công tác đảm bảo y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng-chống dịch bệnh cho kỳ thi; tập huấn công tác thanh tra… Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định cũng đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ Công an hướng dẫn thêm về các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi để các điểm thi dễ triển khai thực hiện nhiệm vụ trong việc ngăn chặn thí sinh sử dụng công nghệ cao trong phòng thi.

Kết luận buổi làm việc, thay mặt đoàn công tác, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của tỉnh Gia Lai. Thứ trưởng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh tiếp tục bám sát Quy chế thi và các yêu cầu đề ra, phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ để kỳ thi tại tỉnh diễn ra khách quan, an toàn, nghiêm túc, công bằng, hiệu quả; đổi mới hình thức phổ biến Quy chế thi cho học sinh và tập huấn công tác thi cho những người làm nhiệm vụ thi gắn với các tình huống cụ thể để tránh lúng túng, bị động nếu xảy ra; không chủ quan trong triển khai các khâu của kỳ thi, nhất là khâu in sao đề thi; rà soát, đảm bảo điều kiện cần thiết, an toàn cho kỳ thi, có phương án phòng-chống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh; rà soát những học sinh nhà cách xa điểm thi, có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ… Ngoài ra, cần kịp thời tuyên dương, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Quy chế thi.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh (thứ 4 từ phải sang) cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà
Thứ trưởng Ngô Thị Minh (thứ 4 từ phải sang) cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà

Trước đó, vào chiều cùng ngày, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đến kiểm tra cơ sở vật chất, công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku). Tại đây, Thứ trưởng Ngô Thị Minh lưu ý nhà trường không được chủ quan, lơ là mặc dù những năm trước đã có kinh nghiệm và thực hiện tốt. Ngoài ra, nhà trường cần có phương án để đảm bảo an ninh, an toàn tại điểm thi; có cam kết với những hộ dân, trường học lân cận về việc ngắt wifi trong những ngày kỳ thi diễn ra.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.