Nuôi dê nhốt chuồng cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhận thấy việc phát triển chăn nuôi là hướng đi mới giúp tăng thu nhập, thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê) đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình chăn nuôi dê. Điển hình như mô hình nuôi dê nhốt chuồng của gia đình ông Lê Ngọc Dũng ở thôn 3 đã cho thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/năm.
 

Ông Lê Ngọc Dũng bên trang trại chăn nuôi dê nhốt chuồng của gia đình. Ảnh: H.H
Ông Lê Ngọc Dũng bên trang trại chăn nuôi dê nhốt chuồng của gia đình. Ảnh: H.H

Năm 2015, vợ chồng ông Dũng đã mạnh dạn bỏ ra hơn 80 triệu đồng để đầu tư làm chuồng trại và mua 10 con dê giống về nuôi. Thời gian đầu, ông Dũng gặp rất nhiều khó khăn nhất là về kỹ thuật chăm sóc dê. Sau khi tìm hiểu thông tin trên sách báo, internet và học hỏi từ những hộ đi trước, ông đã dần nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc dê. Từ đó, đàn dê của gia đình ông luôn phát triển tốt. Từ 10 con dê ban đầu, hiện nay, đàn dê dù xuất bán nhưng vẫn luôn giữ ở mức 30 con.

Theo ông Dũng, dê là loài động vật có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, thức ăn chủ yếu là cây keo, mít, cỏ, hoa lá… không cần thức ăn tinh bổ sung nên việc chăn nuôi không vất vả và tốn kém như các loài vật khác. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản từ 6 tháng đến 12 tháng. Thời điểm này, mỗi con dê thường có trọng lượng 25-30 kg, trung bình 1 năm dê đẻ khoảng 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Với giá thịt dê hiện nay trên thị trường khoảng 100.000 -110.000 đồng/kg, người nuôi dê có mức thu nhập khá.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại chăn nuôi dê của gia đình, ông Dũng vui vẻ nói: “Nuôi dê nhốt chuồng, tôi chỉ phải đi cắt lá keo về cho dê ăn, còn thời gian rảnh rỗi thì làm việc khác. Nếu thả dê tự nhiên thì phải đi chăn cả ngày”. Bên cạnh việc tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ chủ yếu là lá keo lấy từ những hộ gia đình khác trên địa bàn xã cho dê ăn, ông Dũng còn chủ động trồng thêm cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn vào mùa khô hạn cho đàn dê. Ngoài ra, ông còn tận dụng phân dê để bán cho các hộ ươm cây giống. Nhờ đó, thời gian qua, gia đình ông đã tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư.

“Công đoạn khó nhất trong quá trình chăn nuôi dê là khi dê đẻ và khi mùa mưa đến. Mùa mưa thì khí hậu thay đổi thất thường, mình phải theo dõi; mùa lạnh thì ban đêm mình kéo bạt xuống nhằm tránh gió độc làm ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của đàn dê, ban ngày thì cuốn bạt lên”-ông Dũng cho biết thêm.

Huy Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.