Nửa thế kỷ làm cư dân Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 1969, ở tuổi 15, tôi theo gia đình từ Sài Gòn lên Pleiku. Vì lý do luân chuyển công việc nên bố tôi đã định nơi này chỉ là chốn tạm trú cho cả nhà khoảng vài năm. Vậy mà, tôi đã gắn bó cho đến tận bây giờ với nửa thế kỷ làm cư dân Phố núi!
Ngày ấy, rời xa chốn phồn hoa đô hội về xứ nắng bụi mưa bùn ở cái tuổi đang lớn, buồn lắm. Năm 1971, dân số Pleiku chưa tới 35.000 người, chỉ bằng khoảng 1/10 hiện nay. “Đi dăm phút đã về chốn cũ” là có thật. Con đường chính Hoàng Diệu (đường Hùng Vương bây giờ) tính ra chỉ từ ngã ba Phù Đổng đến giao lộ Lý Thái Tổ, đoạn được xem là phố với những hiệu buôn đủ loại gói gọn khoảng vài trăm mét. Lúc ấy thì chỉ vài trăm mét cũng là “đường nào dài bằng đường Hoàng Diệu...”-người dân Pleiku ví von về con đường chính như vậy.
 Một góc TP. Pleiku về đêm. Ảnh: Phan Nguyên
Một góc TP. Pleiku về đêm. Ảnh: Phan Nguyên
Người ta có thể gọi Pleiku là thành phố, thị xã, thị trấn... tùy thích, còn về mặt quản lý hành chính thì hơi lạ: Pleiku là một thị xã trực thuộc xã Hội Thương-Hội Phú, dân muốn liên hệ với chính quyền cứ ra nhà hội đồng xã kế phở Hoàng trên đường Hoàng Diệu mà làm việc. Nhắc tới cư dân Pleiku phải nói ngay đến các sắc tộc tại chỗ, đa phần ở các làng vùng ven, sáng sáng bà con gùi thổ sản ra phố đổi chác. Ngày ấy, đàn ông vẫn đóng khố, phụ nữ có chồng để ngực trần, hình ảnh này làm Pleiku mang đậm chất sơn trấn. Còn lại là dân tứ xứ, trong đó người Bình Định có lẽ chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tiếp đến là người Huế. Gần như người miền nào ít nhiều cũng có mặt ở Pleiku. Một bộ phận người gốc Hoa đến đây lập nghiệp, làm đủ nghề, từ cái xe đẩy bán sữa đậu nành đến nhà buôn lớn. Có cả một trường học dành riêng cho con cháu người Hoa là Trường Tuyên Đức, khá khang trang (nay là Trường THPT Phan Bội Châu). Một đoạn ngắn từ đường Sư Vạn Hạnh qua đường Nguyễn Thái Học tập trung tiệm buôn vải của người Ấn, họ có cách rao hàng và giao tiếp với khách bằng chất giọng lơ lớ, ríu rít rất ngộ nghĩnh. Sau năm 1975, họ về nước cả. Chính quyền Sài Gòn đặt Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 và quân khu 2 tại Pleiku đã biến nơi này thành một trại lính với đủ sắc màu binh chủng. Đến giữa thập niên 60, quân Mỹ lên đây hàng sư đoàn. Lính và vợ con của họ trở thành một phần cư dân đáng kể, dù không có tính chất an cư lạc nghiệp. Buôn bán nhộn nhịp hẳn lên để phục vụ nhu cầu của đội quân này. Có hẳn một “phố đèn đỏ” trải dài đường Phan Đình Phùng san sát bar rượu, club. Người tử tế thường dặn con cháu né tránh xa chỗ này. Đây là thời gian Pleiku trở nên bất an với nhiều tệ nạn xã hội phát sinh, những “điểm đen” không cưỡng lại được như các thành phố miền Nam thời ấy.
Dẫu thế, Phố núi vẫn đậm nét đáng yêu không lẫn vào đâu được, những phố cây xanh, những con đường học trò, những thiếu nữ má đỏ môi hồng mỗi độ đông về. Người ta bảo “Pleiku đi dễ khó về” ứng nghiệm lắm, như trường hợp của gia đình tôi. Dự là chỉ ở vài năm mà lại thành ra đã nửa thế kỷ! Có lẽ cái chừng mực của người dân ở đây nó hay hay, không quá sang chảnh, điệu đàng hay khô khốc, lạnh lùng mà cứ đôn hậu và rất thân thiện, đúng là “nên em mềm như mây chiều trong”, cái mềm đầy ẩn ý của một Phố núi tình thân. Giọng nói của người Pleiku dần có một nét riêng, gia đình nào sinh sống qua 2 thế hệ thì thế hệ thứ 2 sẽ nói giọng Pleiku cái chất tổng hợp của Bắc, Trung, Nam và hơi thiên nhẹ với giọng Bình Định, chỉ cần nghe qua vài câu đã có thể đoán biết là dân Pleiku rồi.
Nếu phải đánh giá về thành phố này, tôi xin được nói rằng Pleiku chưa quá nổi bật, nhưng Pleiku cũng chưa hề “mang tiếng”, nó bình dị, không ồn ào xô bồ và cứ vậy mà nhẹ nhàng đi vào lòng bất kỳ ai đã đến đây và lưu lại dù ngắn ngủi hay dài lâu.
Một điều khá lý thú nữa là vùng đất Pleiku này, khiêm tốn mà nói thì chưa phải là vùng “địa linh nhân kiệt” nhưng lại là nơi hội tụ của văn chương nghệ thuật. Pleiku ngày ấy đã ghi dấu quãng thời gian hoạt động của những tên tuổi thuộc dòng văn học cách mạng như: Thu Bồn, Ngọc Anh, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy... Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến những cái tên nổi tiếng của văn học nghệ thuật miền Nam từng có thời gian sinh sống và xem Pleiku là cảm hứng sáng tác như: Du Tử Lê, Kim Tuấn, Vũ Hữu Định... Vốn dĩ thế nên cho đến bây giờ, Pleiku vẫn đậm chất thơ, nhạc với đội ngũ viết văn, làm thơ khá đông đảo dẫu khiêm tốn ẩn danh hay công khai chia sẻ.
Đôi chút vậy về đất và người Pleiku sau hơn nửa thế kỷ là cư dân của thành phố này. Đi đâu xa, được giới thiệu “tôi sống ở Pleiku” với mọi người, bao giờ trong tôi cũng kèm theo chút tự hào.
 NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.