Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với nam sinh THPT tường trình gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Liên quan đến vụ nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với nam sinh THPT, cơ quan chức năng đã xác định cô giáo trong clip là cô M.Q.T. (SN 2001)

Chiều nay 2-10, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cho biết Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên, TP Hà Nội) đã cho đình chỉ nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với nam sinh THPT.

Hình ảnh nam sinh thân mật với một cô gái tại bàn giáo viên lan truyền trên mạng. Ảnh: Chụp màn hình
Hình ảnh nam sinh thân mật với một cô gái tại bàn giáo viên lan truyền trên mạng. Ảnh: Chụp màn hình

Theo báo cáo của nhà trường, học sinh nam trong clip là T.N.M.Đ., lớp 10A4, cô giáo trong clip là M.Q.T. (SN 2001) là giáo viên hợp đồng môn Ngữ văn. Sự việc xảy ra vào giờ giải lao giữa tiết 2 sang tiết 3 (khoảng 9 giờ sáng) ngày 27-9, tại phòng học lớp 10A4.

Học sinh quay clip là K.T.M., cùng lớp 10A4.

Ngay khi nắm bắt sự việc, tối 30-9, Ban giám hiệu nhà trường đã trao đổi nhanh thông tin với Công an quận Long Biên, đồng thời liên hệ với cô giáo trong clip để xác nhận sự việc. Ban giám hiệu cũng đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4 về sự việc.

Làm việc với các bên, thông tin được làm rõ học sinh T.N.M.Đ. là người quen của cô giáo từ trước đó. Học sinh này thừa nhận đã có hành vi đùa cợt quá mức với cô giáo và không nhận thức được hành vi của mình là không phù hợp tại thời điểm đó. Em K.T.M. (học sinh quay clip) cũng nhận thức được hành vi của bản thân là sai do thời điểm đó, chỉ nghĩ rằng quay clip để trêu bạn.

Cô giáo M.Q.T. đã viết bản tường trình sự việc và bản kiểm điểm, nghiêm khắc nhận khuyết điểm khi để xảy ra sự việc. Ngay tại thời điểm đó, cô M.Q.T. đã nhắc nhở học sinh chấm dứt hành vi. Tuy nhiên, cô M.Q.T. thừa nhận còn thiếu hụt kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm nên đã để sự việc xảy ra.

Nhà trường cũng đã tạm đình chỉ và phân công giáo viên dạy thay cô giáo M.Q.T. trong thời gian giải quyết sự việc. Căn cứ tính chất sự việc, nhà trường sẽ tiếp tục kiểm điểm, xử lý kỷ luật với những cá nhân vi phạm theo quy định, làm tốt công tác phòng ngừa, không để các sự việc tương tự tiếp diễn.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, những ngày gần đây mạng xã hội xôn xao với clip một nam sinh cùng một cô gái ngồi tại bàn ghế của giáo viên có những cử chỉ thân mật. Trong đoạn clip, nam sinh đã dùng tay khoác vai cô gái, hai má kề vào nhau, trò chuyện. Đáng chú ý, thời điểm này có rất nhiều học sinh ngồi phía dưới chứng kiến cảnh nêu trên.

Nhiều nội dung, hình ảnh đăng tải với nội dung "Hành động vô cùng phản cảm của cô giáo với nam sinh 2k9 ngay tại lớp học trước rất đông học sinh trong lớp". Theo thông tin chia sẻ vụ việc xảy ra tại 1 trường THPT ở quận Long Biên, TP Hà Nội.

Vụ việc lan truyền đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều người lên án việc "cô giáo" đã có những cử chỉ thái quá với tình cô trò. Trong khi đó, nhiều người cho rằng đây chỉ là bạn học trong giờ ra chơi đã lên ngồi bàn ghế của giáo viên.

Theo Nguyễn Hưởng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.