“Nốt trầm” tại giải bóng đá 5 người thanh niên khối trường THPT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những tưởng Giải bóng đá 5 người thanh niên khối trường THPT năm 2024 vừa diễn ra tại phố núi Pleiku sẽ là hoạt động ý nghĩa dành cho học sinh song giải lại mang đến không ít băn khoăn, thậm chí là bức xúc bởi sự tắc trách của Ban tổ chức.

Giải đấu diễn ra trong 3 ngày (từ 26 đến 28-1), do Thành Đoàn Pleiku phối hợp cùng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố tổ chức.

Chuyện xảy ra ở nội dung bóng đá nam với 8 đội tham dự. Các đội chia làm 2 bảng đấu, mỗi bảng 4 đội thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm để chọn ra 2 đội nhất, nhì vào chơi vòng bán kết.

Ở bảng A có các đội: THPT Phan Bội Châu, THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Chi Lăng và THPT Pleiku. Ở bảng này, Trường THPT Phan Bội Châu tỏ ra vượt trội khi đánh bại cả 3 đối thủ để giành 9 điểm tuyệt đối. Trong khi đó, 3 đội bóng còn lại mỗi đội có 1 chiến thắng xoay vòng và đều được 3 điểm.

Các cầu thủ THPT Nguyễn Chí Thanh (bìa phải) đã rất hụt hẫng khi bị loại. Ảnh: L.V.N

Các cầu thủ THPT Nguyễn Chí Thanh (bìa phải) đã rất hụt hẫng khi bị loại. Ảnh: L.V.N

Đội Trường THPT Chi Lăng đã vượt qua THPT Nguyễn Chí Thanh với tỷ số 4-2 nhưng khi gặp THPT Pleiku đã để thua 0-1. Ở trận đấu cuối vào sáng 27-1, THPT Pleiku lại để thua THPT Nguyễn Chí Thanh với tỷ số 2-5. Với kết quả này, THPT Nguyễn Chí Thanh đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận bán kết vào chiều cùng ngày khi xếp nhì bảng đứng sau. Tuy nhiên, trước khi trận bán kết diễn ra, Ban tổ chức thông báo đội Trường THPT Chi Lăng xếp vị trí thứ 2, đồng nghĩa với việc đội Trường THPT Nguyễn Chí Thanh bị loại.

Quyết định này đã khiến các thành viên đội Trường THPT Nguyễn Chí Thanh rất bức xúc vì cho rằng Ban tổ chức không nắm rõ luật. Ông Nguyễn Lâm-Huấn luyện viên Trường THPT Nguyễn Chí Thanh-cho biết: Từ khi họp chuyên môn, Ban tổ chức đã thông báo cách tính xếp hạng ở mỗi bảng là khi có 2 đội trở lên bằng điểm thì sẽ tính hiệu số đối đầu sau đó xét đến hiệu số bàn thắng, nếu tiếp tục bằng nhau thì tính chỉ số fairplay về thẻ phạt.

Nếu dựa vào điều lệ này, đội Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có hiệu số trong các cuộc đối đầu với THPT Chi Lăng và THPT Pleiku là +1 với 7 bàn thắng, 6 bàn thua; THPT Chi Lăng cũng có hiệu số +1 với 4 bàn thắng, 3 bàn thua; THPT Pleiku có hiệu số -2 với 3 bàn thắng, 5 bàn thua. Như vậy, THPT Nguyễn Chí Thanh và THPT Chi Lăng có cùng hiệu số +1 nhưng THPT Nguyễn Chí Thanh xếp trên vì ghi được nhiều bàn thắng hơn với 7 bàn. Tuy nhiên, khi xếp hạng, Ban tổ chức đã tính cả tỷ số của các đội trong trận gặp THPT Phan Bội Châu.

“Theo điều lệ thì rõ ràng chúng tôi mới là đội giành vé vào bán kết nhưng lại bị loại. Điều này rất thiệt thòi cho các em học sinh. Giải mỗi năm chỉ có một lần, các em rất háo hức nhưng cuối cùng lại hụt hẫng. Tôi nghĩ Đoàn Thanh niên nên phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku để có cách điều hành chuẩn mực hơn thay vì thuê đơn vị không có chuyên môn”-ông Lâm bức xúc.

Cũng theo ông Lâm, ông đã khiếu nại đến trọng tài và Ban tổ chức nhưng các bên đùn đẩy trách nhiệm và đội Trường THPT Nguyễn Chí Thanh đã không được đá trận bán kết. Đội Trường THPT Chi Lăng sau đó vào đến trận chung kết và rõ ràng quyết định của Ban tổ chức đã dẫn đến sự thay đổi kết quả của giải đấu.

Trao đổi với P.V, chị Bùi Thị Mỹ Hạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn Pleiku, Trưởng ban tổ chức giải-cho biết: “Bảng xếp hạng này là do trọng tài quyết định và đã phổ biến cho các đội bóng”.

Đem vấn đề này trao đổi với giới chuyên môn, P.V Báo Gia Lai nhận được những câu trả lời rằng Ban tổ chức hiểu sai luật. Ông Lê Duy-Trọng tài quốc gia thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam-nhận định: Các giải bóng đá chuyên nghiệp hiện nay đều tính xếp hạng theo chỉ số đối đầu. Khi điều lệ đã tính đối đầu đầu tiên thì hiệu số bàn thắng-thua chỉ tính trong các trận đối đầu chứ không tính kết quả của trận đấu với đội còn lại vào được, vì nó không liên quan đến việc đối đầu giữa 2 đội nữa.

Còn theo ông Bùi Duy Vũ-Chuyên viên Phòng Quản lý thể dục thể thao (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch): Trong hệ thống các giải của tỉnh tổ chức đều tính xếp hạng theo chỉ số đối đầu. Khi 2 hoặc 3 đội bằng điểm thì không tính đến đội còn lại mà chỉ tính chỉ số trong các trận đối đầu trực tiếp với nhau.

Trong trường hợp cụ thể này thì đội Trường THPT Nguyễn Chí Thanh xếp thứ 2 sau THPT Phan Bội Châu. Ban tổ chức giải đã không hiểu rõ luật dẫn đến tính sai xếp hạng, ảnh hưởng kết quả chung của giải. Từ đây có thể rút ra một điều, các giải do cơ quan, đoàn thể tổ chức nên cần có sự tư vấn, hỗ trợ của cơ quan chuyên môn để đảm bảo kết quả khách quan, chính xác.

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.