Nông sản Gia Lai lên sàn thương mại điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều nông hộ, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai đã thành công khi chọn sàn thương mại điện tử (TMĐT) để quảng bá, bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Tận dụng tiện ích từ công nghệ số

Về tiện ích của sàn TMĐT, bà Trần Thị Hoàng Anh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Mật ong Phương Di Ia Grai (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) chia sẻ: Thông qua các sàn TMĐT, HTX tiếp cận nhiều khách hàng và ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Trước đây, các sản phẩm mật ong của HTX chủ yếu bán qua kênh truyền thống như chào hàng ở các cửa hàng, đại lý và xúc tiến thương mại tại các hội chợ. Song gần đây, kênh TMĐT phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng cũng thay đổi thói quen, chuyển qua mua hàng trực tuyến trên sàn TMĐT, các nền tảng mạng xã hội. Vì vậy, HTX đã nỗ lực tiếp cận các sàn TMĐT và mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm.

“Gần đây nhất, thông qua mạng xã hội TikTok, HTX đã làm video ngắn giới thiệu 4 sản phẩm OCOP 3-4 sao cấp tỉnh gồm: mật ong hoa cà phê, mật ong đa hoa, hạt điều A Sanh và gạo A Sanh.

Những hình ảnh sống động, chân thật nhất ghi lại quá trình tạo ra sản phẩm đã củng cố niềm tin của khách hàng. Vì thế, trong 6 tháng cuối năm 2023, HTX đã bán được hơn 4.000 sản phẩm mật ong trên nền tảng TikTok”-bà Trần Thị Hoàng Anh thông tin.

Bà Trần Thị Hoàng Anh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX mật ong Phương Di Ia Grai trong một buổi livestream giới thiệu sản phẩm mật ong. Ảnh: Đinh Yến

Bà Trần Thị Hoàng Anh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX mật ong Phương Di Ia Grai trong một buổi livestream giới thiệu sản phẩm mật ong. Ảnh: Đinh Yến

Trước đây, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang (huyện Kông Chro) phải qua nhiều cầu nối mới có thể đưa sản phẩm tới người tiêu dùng ngoài tỉnh. Song từ năm 2022, khi sản phẩm nhãn T6 của HTX được chứng nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, HTX bắt đầu bán hàng trực tiếp trên sàn TMĐT, không phải qua trung gian.

Ông Trịnh Xuân Anh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang-phấn khởi cho hay: Hiện HTX có 40 thành viên trồng hơn 76 ha cây ăn quả, chủ yếu là nhãn T6, một ít sầu riêng, bưởi da xanh, ổi ruby và na dai. Hợp tác xã chú trọng phát triển kênh bán hàng trên sàn TMĐT.

“Bán sản phẩm qua sàn TMĐT khắc phục được hạn chế về khoảng cách địa lý, hạ tầng giao thông. Nhờ đó, doanh thu của HTX tăng gấp 2-3 lần so với phương thức bán hàng truyền thống. Trái cây của HTX hiện đã xuất khẩu sang một số nước khu vực Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc”-ông Trịnh Xuân Anh nói.

Ngoài xuất khẩu chanh dây nguyên quả sang châu Âu, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (thôn Nhơn Tân, xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) cũng đã đẩy mạnh ký kết với nhiều đơn vị cung cấp nền tảng số để mở kênh bán hàng, cung ứng các sản phẩm nội địa, gồm: chanh dây tươi, ruột chanh dây đông lạnh, chanh dây sấy dẻo, nước cốt chanh dây, bột chanh dây, trà Detox chanh dây sấy giòn, tinh dầu chanh dây…

Bà Đỗ Thị Mỹ Thơm-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX-đánh giá: “Bán hàng qua sàn TMĐT dù nhiều đơn hàng nhỏ nhưng gom chung lại thành số lượng lớn. Từ đó, giá thành sản phẩm giảm, nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều hưởng lợi”.

Khách hàng tham quan, mua sắm tại gian hàng của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai. Ảnh: Diệp Phương

Khách hàng tham quan, mua sắm tại gian hàng của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai. Ảnh: Diệp Phương

Thay đổi tư duy

Trên thực tế, việc đưa nông sản lên sàn TMĐT của các đơn vị trong tỉnh vẫn còn khiêm tốn. Vì vậy, để nông sản của tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các sàn TMĐT, ngoài nông hộ, HTX, doanh nghiệp chủ động tham gia thì rất cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng.

Bà Trần Thị Hoàng Anh bày tỏ: “Kênh bán hàng online giúp HTX nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy phát triển sản xuất. Thời điểm hiện tại, kênh bán hàng truyền thống gặp khó khăn nhưng nhờ bán qua sàn TMĐT nên doanh thu của HTX vẫn tăng khoảng 20% so với trước”.

Theo thống kê của Sở Công thương, từ năm 2018 đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 206 đơn vị sản xuất nông nghiệp tham gia sàn TMĐT tại địa chỉ http://thuongmaigialai.vn với 375 loại sản phẩm.

Còn Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang thì thông tin: Thông qua sàn TMĐT, HTX và các thành viên dễ nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, chăm sóc cây trồng theo quy trình VietGAP. Hiện tại, việc bán sản phẩm qua sàn TMĐT góp phần giúp HTX tiêu thụ 100 tấn trái cây/năm, doanh thu đạt hơn 2 tỷ đồng/năm.

“Thời gian tới, HTX chủ động hơn nữa trong việc đưa trái cây tươi lên sàn TMĐT. Đồng thời, HTX sẽ hoàn thiện hồ sơ mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để đơn vị liên quan cấp giấy chứng nhận, làm cơ sở xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài”-ông Trịnh Xuân Anh thông tin.

Ông Trịnh Xuân Anh (bìa phải)-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang kiểm tra vườn nhãn T6 của gia đình ông Hoàng Đình Dũng (thôn 2, xã Kông Yang). Ảnh: Ngọc Sang

Ông Trịnh Xuân Anh (bìa phải)-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang kiểm tra vườn nhãn T6 của gia đình ông Hoàng Đình Dũng (thôn 2, xã Kông Yang). Ảnh: Ngọc Sang

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Mỹ Thơm nhấn mạnh: Sàn TMĐT có lợi thế là không tốn chi phí cho khâu trung gian, lại có sức lan tỏa rộng đến nhiều đối tượng khách hàng ở khắp mọi nơi. Vì vậy, khi được Sở Công thương hỗ trợ kiến thức liên quan đến việc mở gian hàng trên các sàn giao dịch TMĐT, xu hướng quảng cáo kỹ thuật số, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong marketing… HTX sẽ tích cực phát triển thêm kênh bán hàng trực tuyến trong thời gian tới.

Theo bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công thương: Để đưa sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT, yêu cầu cơ bản là sản phẩm phải sạch, chất lượng, đảm bảo số lượng, giá cả hợp lý và có chiến lược thị trường tốt.

Từ năm 2022 đến nay, Sở Công thương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nông sản về các nhóm giải pháp phát triển TMĐT, tiếp cận thông tin về xu hướng quảng cáo kỹ thuật số, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình xử lý, chuyển đổi thông tin.

Qua đó, các đơn vị được hướng dẫn, hỗ trợ cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đưa các mặt hàng nông sản lên các sàn TMĐT thuận lợi nhất.

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.