Nông dân Phú Yên đào được củ sắn 'khủng', nặng 15 kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nông dân tại xã Sơn Long (H.Sơn Hòa, Phú Yên) vừa đào được một củ sắn 'khủng' trong vườn nhà, dài bằng chiều cao người trưởng thành, khiến nhiều người hiếu kỳ.

Ngày 10.1, ông Nguyễn Văn Hội, Phó chủ tịch HĐND xã Sơn Long (H.Sơn Hòa, Phú Yên) cho biết, bà Bùi Thị Lựu trú ở xã vừa đào được một củ sắn dài 1,5 m, nặng 15 kg, được trồng trong vườn nhà.

Được biết, vườn nhà bà Lựu có diện tích 300 m2, lâu nay chuyên trồng giống sắn gòn, là giống sắn cuống lá có màu đỏ, vỏ nâu sậm, lụa có màu hồng, thường được trồng để lấy củ ăn.

Củ sắn có chiều dài 1,5 m, bằng chiều cao của một người trưởng thành. ẢNH: NVCC

Củ sắn có chiều dài 1,5 m, bằng chiều cao của một người trưởng thành. ẢNH: NVCC

Những củ sắn còn lại trong vườn bà Lựu cũng to hơn so với bình thường. ẢNH: NVCC

Những củ sắn còn lại trong vườn bà Lựu cũng to hơn so với bình thường. ẢNH: NVCC

Theo bà Lựu, đây là giống sắn (còn gọi là củ mì, khoai mì) mà dân địa phương gọi là sắn gòn. Trước đây, hầu như nhà nào cũng trồng loại sắn này để cứu đói. Sắn gòn thường được nấu độn với cơm hoặc luộc ăn với muối đậu. Sau này, đầy đủ cơm gạo nên mọi người ít trồng, gia đình bà trồng trước để ăn, sau là để làm thức ăn nuôi gà. Thông thường, sắn chỉ trồng một vụ là lấy củ nhưng do trồng cho gà ăn nên bà để tận 2 năm mới thu hoạch, nên mới có kích thước khủng như vậy.

Ngoài củ sắn khủng dài 1,5 m, vụ này gia đình bà Lựu còn đào được nhiều củ sắn nặng đến 10 kg. Vì củ sắn quá lớn, bà Lựu phải dùng cuốc và xà beng để đào thay vì nhổ tay bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.