Nông dân Kông Chro khấm khá nhờ nuôi hươu, nai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, một số hộ dân ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển nghề chăn nuôi hươu, nai. Ngoài cắt nhung bán, các hộ còn cung ứng giống cho thị trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Cuối năm 2018, anh Việt Thái Sơn (thôn 3, xã Đak Pơ Pho) được người thân ở tỉnh Hà Tĩnh giới thiệu mô hình chăn nuôi hươu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, cách thu hoạch nhung, anh Sơn bắt tay xây dựng chuồng trại và quy hoạch 1,6 ha đất trồng cỏ làm nơi chăn thả hươu. Chuẩn bị cơ sở vật chất đâu vào đó, đầu năm 2019, anh mua 13 con hươu giống từ trang trại chăn nuôi uy tín ở tỉnh Tiền Giang. Anh Sơn lý giải: “Tôi thấy khí hậu ở khu vực miền Tây ấm áp gần giống với điều kiện thời tiết ở Kông Chro. Vì thế, mua hươu ở đây về nuôi, chúng sẽ sớm thích nghi hơn con giống ở các tỉnh phía Bắc”.

Gia đình anh Việt Thái Sơn (thôn 3, xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi hươu lấy nhung và bán con giống. Ảnh: Ngọc Minh

Gia đình anh Việt Thái Sơn (thôn 3, xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi hươu lấy nhung và bán con giống. Ảnh: Ngọc Minh

Đúng như tính toán của anh Sơn, đàn hươu mua về được chăn thả giữa đồng cỏ mênh mông, tươi tốt và được chăm sóc kỹ lưỡng nên sinh sản, phát triển khỏe mạnh, cho nhung chất lượng. Đến nay, đàn hươu của gia đình anh đã phát triển lên 26 con. Trong đó, 6 con đực trưởng thành đã cho thu hoạch nhung, 6 con cái sinh sản và 14 con từ 8 đến 12 tháng tuổi. Anh Sơn cho hay: Hươu dễ nuôi, không tốn thời gian chăm sóc, ít dịch bệnh. Thức ăn chủ yếu tận dụng các loại phế phẩm nông nghiệp và cỏ ngoài đồng nên không tốn chi phí. Hươu cái nuôi 2 năm thì cho phối giống. Hươu con đẻ ra nuôi 12-18 tháng thì xuất bán cho người dân có nhu cầu, giá dao động 12-15 triệu đồng/con hươu đực, 8-10 triệu đồng/con hươu cái. Hươu đực nuôi hơn 2 năm là thu hoạch nhung, chu kỳ thu hoạch kéo dài 14-16 năm. Cứ 8-9 tháng, hươu đực cho nhung 1 lần, bình quân 5-8 lạng nhung/con, giá bán 1,5 triệu đồng/lạng. Nhung có đến đâu, khách đặt mua hết tới đó.

“Nhờ bán con giống và nhung hươu, gia đình có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Có nguồn tiền ổn định, tôi tái đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Thời gian tới, tôi tiếp tục nhân rộng đàn hươu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhung hươu cũng như con giống bán ra thị trường”-anh Sơn phấn khởi nói.

Tương tự, cuối năm 2012, bà Lê Thị Dung (làng Sơ Kiết, xã An Trung) đi tham quan, học hỏi kỹ thuật chăm sóc và quyết định mua 1 cặp nai giống về nuôi. Bà Dung kể: “Các con đi học xa nhà nên 2 vợ chồng bàn tính nuôi nai. Hàng ngày, tôi cắt rau cỏ, lấy cây trái xung quanh vườn cho nai ăn. Tôi nuôi khoảng 1 năm thì nai cái đẻ con, nai đực cho nhung. Bình quân 1 con nai đực cho nhung 2 lần/năm, mỗi cặp nhung có trọng lượng 2-2,5 kg, giá bán 10 triệu đồng/kg. Nai con thì tôi nuôi để gầy đàn và bán giống cho bà con. Gia đình hiện có 3 con nai đực trưởng thành và 3 con nai cái sinh sản”.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi nai, bà Dung cho rằng, nghề này phù hợp với những gia đình ít nhân lực, bởi không tốn nhiều công lao động, nguồn thức ăn dễ kiếm, lại không cần nhiều vốn đầu tư. Bên cạnh đó, nai là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, vì thế rất dễ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy nhiên, do tập tính nhút nhát nên nai cần được nuôi nhốt ở nơi yên tĩnh, mỗi con 1 chuồng. Song song với vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, hàng ngày cần cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho nai. Đồng thời, cần bổ sung các thức ăn tinh bột như: cám gạo, bột bắp, bột mì để nhung nai phát triển, đạt chất lượng hơn. Hàng tuần phải phun thuốc khử trùng xung quanh nơi nuôi nhốt nai để hạn chế dịch bệnh. “Từ khi nuôi nai, gia đình có thêm thu nhập 60-80 triệu đồng/năm. Nhờ đó, chi tiêu trong gia đình cũng thoải mái hơn”-bà Dung vui vẻ chia sẻ.

Bà Lê Thị Dung (làng Sơ Kiết, xã An Trung, huyện Kông Chro) chăm sóc đàn nai của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Lê Thị Dung (làng Sơ Kiết, xã An Trung, huyện Kông Chro) chăm sóc đàn nai của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh

Huyện Kông Chro hiện có 4 hộ nuôi nai và 1 hộ nuôi hươu với tổng số gần 50 con. Nhờ mô hình chăn nuôi hươu, nai lấy nhung và bán con giống, một số hộ có thêm thu nhập ổn định. Ông Trần Văn Đấu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-thông tin: “Thời gian tới, Phòng phối hợp với các địa phương tuyên truyền bà con mở rộng mô hình. Bên cạnh bán nhung tươi, Phòng khuyến khích các hộ chế biến nhung thành nhiều sản phẩm khác nhau để tăng giá trị, nâng cao thu nhập”.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).