Triển vọng mô hình nuôi hươu lấy nhung ở Mang Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 năm (2020-2021), từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai thí điểm mô hình nuôi hươu sao lấy nhung và sinh sản. Bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, người dân bắt đầu mở rộng chăn nuôi loài động vật bán hoang dã này.
Ông Uik (làng Hrah, xã Đak Djrăng) phấn khởi cho biết: Cách đây hơn 1 năm, ông được Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện hỗ trợ 3 con hươu sao giống. Gia đình ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại phù hợp và tham gia tập huấn kỹ thuật chăm sóc hươu sao, cách lấy nhung. “Hiện đã có 1 con sinh sản, còn hươu đực thì mới cắt nhung lần đầu được khoảng 3 lạng. Tôi sẽ tiếp tục duy trì đàn hươu sao chờ sinh sản tiếp để nhân rộng, sau này vừa bán con giống, vừa thu hoạch nhung”-ông Uik nói.
Còn ông Trần Quốc An (thị trấn Kon Dơng) thì cho hay: “Hươu sao không kén chọn thức ăn, không phải chăn thả ngoài đồng lại ít nhiễm các loại dịch bệnh. Tôi chủ yếu tận dụng công nhàn rỗi để cắt cỏ, lá cây hoặc lấy các phụ phẩm nông nghiệp về cho hươu ăn. Trong 3 con giống được cấp, đến nay, 1 con đã sinh sản”.
Người dân xã Đak Jơ Ta chăm sóc đàn hươu sao. Ảnh: Nguyễn Hồng
Người dân xã Đak Jơ Ta chăm sóc đàn hươu sao. Ảnh: Nguyễn Hồng
Trong 2 năm (2020-2021), từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ khoảng 350 triệu đồng/năm và vốn đối ứng của 10 hộ gia đình ở các xã: Ayun, Đak Jơ Ta, Đak Ta Ley, Đak Yă, Đak Djrăng và thị trấn Kon Dơng, Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện đã triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao lấy nhung và sinh sản. Hiện tại, một số hộ đã thu hoạch nhung và được đơn vị cung ứng con giống bao tiêu đầu ra. Theo ước tính sơ bộ, nhung hươu có giá khoảng 13 triệu đồng/kg, còn hươu giống giá 12-15 triệu đồng/con từ 6 tháng tuổi trở lên. Đây được xem là hướng phát triển kinh tế hộ gia đình trong những năm tới.
Trao đổi với P.V, ông Trần Nam Danh-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Mang Yang-cho biết: “Sau 2 năm triển khai, mô hình nuôi hươu sao đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là cơ hội để bà con nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi theo hướng bền vững”.                                                                                                                                         
NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null