Nông dân Kon Gang thu nhập khá từ chuyển đổi cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng hợp lý, nhiều nông dân trên địa bàn xã Kon Gang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã có thu nhập khá, từng bước ổn định cuộc sống.

Từ năm 2020 đến nay, UBND xã Kông Gang đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị của huyện triển khai nhiều mô hình khuyến nông, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích.

Theo đó, năm 2020, để giúp người dân phát triển kinh tế, UBND xã Kon Gang phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện Đak Đoa triển khai mô hình trồng tre lấy măng cho 19 hộ dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo ở làng Kop với quy mô sản xuất 8,3 ha.

Dự án đã hỗ trợ cho người dân 2.615 cây măng giống, 2.490 kg phân lân, 60 kg thuốc xử lý đất và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Việc hỗ trợ giống, phân bón đã giúp nông dân trên địa bàn xã có thêm nguồn lực phát triển sản xuất, hướng tới nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Mô hình trồng tre Đài Loan lấy măng của gia đình bà Hồ Thị Vân (làng Kop, xã Kon Gang) cho thu nhập khá. Ảnh: Lê Nam

Mô hình trồng tre Đài Loan lấy măng của gia đình bà Hồ Thị Vân (làng Kop, xã Kon Gang) cho thu nhập khá. Ảnh: Lê Nam

Đến nay, trên địa bàn xã có 30 hộ trồng tre Đài Loan lấy măng với diện tích trên 18 ha. Anh Đit-làng Kop-cho hay: Năm 2020, gia đình anh được hỗ trợ 400 cây tre giống để trồng trên diện tích 1 ha đất trước đây trồng chuối mốc nhưng kém hiệu quả.

“Tre lấy măng rất dễ trồng, dễ chăm sóc và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Chỉ cần phủ rơm, rạ xung quanh gốc để giữ ẩm, tưới nước đều giúp cây phát triển. Mỗi năm gia đình tôi thu hoạch được hơn 10 tấn măng tươi, giá bán dao động trong vụ từ 10-30 ngàn đồng/kg tươi. Như vậy, mỗi hecta tre lấy măng giúp gia đình tôi có nguồn thu trên 150 triệu đồng.

Ngoài ra, gia đình tôi còn có thêm 1 ha cà phê và năm nay bán được giá cao nên có thu nhập khá”-anh Đit chia sẻ.

Là hộ tiên phong đưa giống măng tre Đài Loan về trồng và liên kết với người dân trong xã trồng, bao tiêu sản phẩm măng tre, bà Hồ Thị Vân (làng Kop)-cho biết: Từ năm 2007, tôi đã đưa giống măng tre này về trồng thử nghiệm trên đất Kon Gang. Sau khi thấy hiệu quả tôi đã chuyển hơn 1,5 ha cà phê già cỗi sang trồng măng tre. Năng suất bình quân đạt trên 30 tấn măng tươi/ha.

“Giống măng này cho sản lượng cao hơn nhiều so với các giống măng tre đã trồng tại địa phương. Đặc biệt, giống măng tre này có thể cho thu hoạch quanh năm nếu cung cấp đủ nước cho nó. Sau khi trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình tôi thu nhập hơn 250 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, tôi còn tiêu thụ toàn bộ măng tươi của người dân trong xã với giá từ 10-30 ngàn đồng/kg, để chế biến thành sản phẩm măng giòn, măng chua, măng khô cung cấp ra thị trường”-bà Vân chia sẻ.

Bên cạnh đó, thấy được hiệu quả từ việc trồng cây sầu riêng xen trong vườn cà phê, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Kon Gang đã mạnh dạn triển khai mô hình này. Đến nay, toàn xã có hơn 290 ha cây ăn quả (sầu riêng, cam, bơ, xoài, vải, ổi) chủ yếu trồng trồng xen trong vườn cà phê.

Anh Nheng (làng Ktu) cho hay: Năm 2007, anh bắt đầu trồng thử 100 cây sầu riêng giống Dona và Ri6 xen trong 1 ha cà phê. Sau 6 năm, cây sầu riêng bắt đầu ra hoa và cho thu bói. Hiện nay, vườn sầu riêng đã cho thu hoạch ổn định từ 150-200 kg/cây.

Thấy hiệu quả tôi tiếp tục trồng xen thêm 300 cây sầu riêng trong 2,5 ha cà phê và cũng đã bắt đầu cho thu hoạch bói.

“Tôi vừa chặt hết cây cà phê trong vườn để dành không gian cho cây sầu riêng trồng năm 2007 phát triển. Thời gian tới, khi 300 cây sầu riêng trồng sau này khép tán, tôi cũng sẽ tiếp tục chặt bỏ cà phê.

Năm nay, với 400 cây sầu riêng tôi thu hoạch được hơn 21 tấn và bán với giá 70 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi còn thu về hơn 1,2 tỷ đồng”-anh Nheng phấn khởi cho hay.

Anh Nheng bên vườn cà phê trồng xen cây sầu riêng cho hiệu quả kinh tế rất cao. Ảnh: Lê Nam

Anh Nheng bên vườn cà phê trồng xen cây sầu riêng cho hiệu quả kinh tế rất cao. Ảnh: Lê Nam

Ngoài ra, để hỗ trợ người dân chuyển đổi các giống lúa truyền thống nhưng năng suất thấp sang các giống lúa mới có năng suất cao hơn, xã Kon Gang đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cấp 11.800 kg giống lúa ĐT 100 và 35.400 kg vôi cho 366 hộ trồng 118 ha trong vụ mùa năm 2023. Kết quả, năng suất lúa đạt khoảng 6 tấn/ha cao hơn 2 tấn so với giống lúa đại trà của người dân. Vụ Đông xuân 2023-2024, xã tiếp tục triển khai cấp 9.000 kg giống lúa J02 và 27.000 kg vôi bột cho 289 hộ dân sản xuất.

Trao đổi với P.V, ông Phạm Văn Hảo-Chủ tịch UBND xã Kon Gang-cho biết: “Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước triển khai các mô hình khuyến nông, người dân trong xã đã chủ động chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác, nhất là phát triển cây ăn quả. Các mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Bước đầu một số diện tích đã cho thu hoạch và mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha.

Vì vậy, UBND xã chỉ đạo cán bộ chuyên môn, các thôn, làng tăng cường tuyên truyền, định hướng cho người dân tiếp tục sản xuất đa dạng các loại cây trồng để có thu nhập ổn định, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null