Nông dân Ia Nhin phát triển sản xuất nông nghiệp sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiều nông dân ở xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường để tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

 
 Hội viên nông dân xã Ia Nhin, tham quan mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới của anh Cao Đình Công (thôn 3) cho thu nhập mỗi tháng 12 triệu đồng.
Hội viên nông dân xã Ia Nhin tham quan mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới của gia đình ông Cao Đình Công (thôn 3).

Bà Võ Hoàng Đan Thanh-Bí thư Đảng ủy xã Ia Nhin-cho biết: “Ia Nhin là xã thuần nông với diện tích gieo trồng hàng năm 134 ha. Những năm gần đây, nhiều mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên… đã tạo cơ hội việc làm cho người dân. Từ đó, giúp nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và làm giàu trên mảnh đất của mình”.

Trước đây, 2 vợ chồng đi làm thuê cuộc sống rất vất vả. Năm 2020 anh Công mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng để làm 500 m2 nhà lưới để trồng các loại rau ăn lá. Mỗi ngày vườn rau của gia đình anh cung cấp cho thị trường hơn 1 tạ rau các loại. Anh Công cho hay.
Trước đây, vợ chồng ông Công phải đi làm thuê, cuộc sống rất vất vả. Năm 2020, ông mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng để làm 500 m2 nhà lưới trồng các loại rau ăn lá. Hiện tại, mỗi ngày, gia đình ông cung cấp cho thị trường hơn 1 tạ rau các loại. Thu nhập bình quân mỗi tháng từ vườn rau đạt hơn 12 triệu đồng.
Tương tự mô hình khởi nghiệp từ trồng nấm của gia đình chị Trần Thị Trà Giang ở thôn 3 (xã Ia Nhin đã quyết tâm lập nghiệp trên chính trên diện tích của gia đình mình.
Năm 2017, gia đình chị Trần Thị Trà Giang (thôn 3) đầu tư hơn 200 triệu đồng xây trại trồng nấm.
Các loại nấm gia đình chị Giang trồng và chăm sóc là nấm sò, bào ngư.
Các loại nấm gia đình chị Giang trồng là nấm sò, bào ngư.
Chị Giang chia sẽ kinh nghiệm trồng nấm với các hội viên phụ nữ trong xã.
Chị Giang chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm với các hội viên phụ nữ trong xã.
Chị Giang chia sẻ: “Qua hơn 4 năm xây dựng mô hình trồng nấm, tôi thấy càng ngày tôi càng yêu thích với nghề này hơn. Mỗi vụ nấm, tôi lại tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, đồng thời tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Dần dần năng suất tăng, mỗi năm tôi thu hoạch được từ 10-12 tấn/nấm”.
Chị Giang cho hay: Qua hơn 4 năm xây dựng mô hình trồng nấm, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đồng thời tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện mỗi tháng tôi có thu nhập 10-15 triệu đồng từ trại nấm. Mô hình cũng tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương lúc nông nhàn.
 Mô hình vườn dưa lưới được 4 thanh niên (làng Ia Sik, xã Ia Nhin) lựa chọn để khởi nghiệp. Anh Phan Văn Thế được xem là “thủ lĩnh” trong nhóm.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng được 4 thanh niên ở làng Ia Sik gồm: Phan Văn Thế, Phan Văn Lợi, Lò Đức Chính, Hoàng Văn Anh lựa chọn để khởi nghiệp. 
Anh Thế chia sẻ mô hình có 4 thành viên: Phan Văn Lợi, Lò Đức Chính, Hoàng Văn Anh; tất cả đều có một điểm chung là đam mê nông nghiệp. Hiện nay anh đã xây dựng thành công mô hình, quy mô 4 nhà màng trên diện tích gần 5 ha. Mỗi nhà màng có diện tích 1.000 m2 với 2.500 cây dưa lưới.
Anh Phan Văn Thế (bìa trái) chia sẻ, hiện nay, các anh đã xây dựng thành công mô hình với quy mô 4 nhà màng trên diện tích gần 5 ha. Mỗi nhà màng có diện tích 1.000 m2, trồng 2.500 cây dưa lưới.
Theo anh Thế, sau 65-70 ngày trồng sẽ thu hoạch, mỗi trái nặng trung bình từ 1,2-1,7 kg. Mỗi năm canh tác được 4 vụ. Với diện tích 1.000 m2 nhà màng hiện tại, sản lượng dưa lưới anh Thế thu hoạch đạt 1,2-1,4 tấn/vụ, giá bán được từ 35.000-40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, vụ này anh lãi khoảng 50 triệu đồng.
Sau 65-70 ngày trồng, dưa lưới sẽ cho thu hoạch, mỗi trái nặng trung bình 1,2-1,7 kg. Với 1.000 m2 nhà màng, sản lượng dưa lưới thu hoạch đạt 1,2-1,4 tấn/vụ, giá bán 35.000-40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 50 triệu đồng/vụ.

ĐỨC THỤY (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.