Nông dân Ia Nhin kỳ vọng vào vụ dưa lưới dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang tất bật chăm sóc vườn dưa lưới để kịp cung cấp cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Thực hiện Đề án số 02-ĐA/HU ngày 27-4-2021 của Huyện ủy Chư Păh về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với chính quyền xã Ia Nhin xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng.

Thấy mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư trồng dưa lưới, từng bước đưa loại cây này trở thành cây trồng chủ lực của địa phương. Theo thời gian, diện tích trồng dưa lưới ngày càng tăng, xã Ia Nhin trở thành “thủ phủ” dưa lưới của huyện Chư Păh.

2them-vuon-dua-luoi-cua-ong-tu-huu-cong.jpg
Nông dân xã Ia Nhin chăm sóc vườn dưa lưới chuẩn bị bán dịp Tết. Ảnh: N.D

Là người đầu tiên trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ia Nhin, ông Phan Văn Nguyên-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Sik-cho hay: Năm 2020, tôi vào tỉnh Bình Dương học tập kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng. Năm 2021, tôi đầu tư 200 triệu đồng xây dựng nhà màng rộng 1 sào và lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước để trồng dưa lưới.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, cây dưa lưới sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Mỗi vụ dưa chỉ kéo dài 60-70 ngày nên tôi trồng được 4 vụ/năm. Từ 1 sào dưa lưới ban đầu, đến nay, gia đình tôi đã mở rộng diện tích lên 4 sào. Với năng suất đạt 3-5 tấn/sào, giá bán dao động 20-30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 50-60 triệu đồng/sào.

Thấy mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người đến học tập kinh nghiệm rồi đầu tư trồng dưa lưới. Đến nay, thôn Ia Sik có 29 hộ dân trồng dưa lưới trong nhà màng với diện tích gần 3 ha.

“Gia đình tôi đang tập trung chăm sóc 2 sào dưa lưới để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán. Hiện doanh nghiệp đã chốt giá thu mua là 36 ngàn đồng/kg. Dự kiến, 2 sào dưa lưới cho sản lượng gần 7 tấn sẽ mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình”-ông Nguyên vui vẻ nói.

Còn ông Từ Hữu Công (thôn 3) chia sẻ: Thấy mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng mang lại nguồn thu nhập ổn định, năm ngoái, tôi đầu tư xây dựng nhà màng để trồng 1,5 sào dưa lưới. Hiện nay, vườn dưa đang phát triển tốt, dự kiến cung cấp cho thị trường Tết khoảng 5-6 tấn quả. Hiện doanh nghiệp đã đến vườn tìm hiểu và đưa ra mức giá thấp nhất là 25 ngàn đồng/kg. Với giá này, trừ chi phí đầu tư, tôi còn lãi khoảng 100 triệu đồng.

Theo ông Phạm Bá Năm-Chủ tịch UBND xã Ia Nhin: Những năm gần đây, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND xã triển khai mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Từ diện tích khoảng 1 sào của ông Phan Văn Nguyên, đến nay, người dân trong xã đã nhân rộng ra khoảng 9 ha. Sản phẩm được các doanh nghiệp bao tiêu. Ước tính, 1 sào dưa lưới cho thu nhập 50-60 triệu đồng/vụ, cao hơn nhiều so với một số loại cây trồng khác. Ngoài ra, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đã làm thay đổi tư duy của người dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung.

Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Tấn-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh-cho hay: Sau 4 năm thực hiện Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy Chư Păh, toàn huyện đã xây dựng được 8 mô hình trồng trọt, 1 mô hình lâm nghiệp và 2 mô hình thủy sản.

Bên cạnh đó, huyện đã hỗ trợ tổ chức 37 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho 1.440 hộ nông dân tham gia học tập kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao ngoài tỉnh. Tổng kinh phí cho các mô hình, hoạt động này khoảng 3,9 tỷ đồng. Trong đó, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại xã Ia Nhin mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng sang các xã, thị trấn trên địa bàn huyện với diện tích gần 11 ha.

Năm 2025, Trung tâm dự kiến xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ia Ka với diện tích khoảng 1,2 ha để người dân học tập và áp dụng vào sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.