Nông dân Ia Grai thoát nghèo nhờ nuôi gà thả vườn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Giống gà ta lai chọi thích nghi cao với thời tiết, khí hậu và điều kiện chăn thả trong vườn nhà. Nhờ chăn nuôi giống gà này mà bà con người Jrai ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) có việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sau khi đi học hỏi kinh nghiệm về, anh Ksor Nang (làng Breng 1) quyết định rào lưới thép B40 xung quanh khu vườn trồng cà phê, sầu riêng, mít, bơ, ổi… khá bằng phẳng, rộng hơn 3.000 m2. Sau đó, anh làm 3 chuồng lợp tôn để thả nuôi 400 con gà ta lai chọi, nuôi gối đầu cách nhau 1 tháng.

Giống gà này có trọng lượng vừa phải, màu lông đẹp, nhanh lớn, kháng bệnh tốt. Sau khoảng 100 ngày nuôi thả từ 4 đến 6 giờ/ngày, cho ăn cám gạo, lúa, bắp, đậu, hoa, quả, lá cây… đầy đủ, trọng lượng gà trung bình đạt từ 2,5 kg đến 3 kg/con. Anh Nang phấn khởi cho biết: Giá bán gà ta lai chọi tại chuồng thường dao động từ 90.000 đồng đến 100.000 đồng/kg. Mỗi năm gia đình bán 4 lứa, trung bình mỗi lứa 170 con thu về gần 40 triệu đồng/lứa. Nhờ nguồn thu này mà gia đình anh đã chủ động trang trải cuộc sống, cho các con ăn học, thoát nghèo bền vững và tái đầu tư mở rộng chăn nuôi.

Lứa gà ta lai chọi thả vườn hơn 80 ngày tuổi của gia đình chị Puih H’ Ani, ở làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Cư

Lứa gà ta lai chọi thả vườn hơn 80 ngày tuổi của gia đình chị Puih H’ Ani, ở làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Cư

Cũng như anh Nang, chị Puih H’Ani (làng Blang 1) cũng quây hàng rào quanh vườn trồng cà phê, chuối, mít, sầu riêng… rộng khoảng 2.000 m2 để nuôi gà. Chị làm thành nhiều chuồng nhỏ diện tích khoảng 20 m2 để nuôi thả gà ta lai chọi, gà nuôi truyền thống, chăn nuôi heo, bò. Theo chị H’Ani, chăn nuôi gà không quá vất vả, thích hợp với những lao động nữ ở nông thôn. Hơn nữa, vốn đầu tư cũng không nhiều, giống gà chỉ 17.000 đồng/con, khi xuất chuồng bán ra thị trường thường thì có giá từ 240.000 đồng đến 300.000đồng/con, lại phù hợp với điều kiện và tâm lý, thói quen chăn nuôi của bà con. Chị nuôi gà ta lai chọi 2 năm nay và hướng dẫn cho nhiều người Jrai cùng chăn nuôi hiệu quả. “Muốn nuôi gà ta lai chọi thả vườn tốt thì phải cho nó ăn uống đầy đủ, không để bị ướt rét, không để chuồng quá dơ bẩn. Tôi nuôi mỗi lứa 150 con gà ta lai chọi, thu về trung bình khoảng 35 triệu đồng/lứa, có thêm nguồn phân bón cho ruộng vườn. Gia đình đã thoát nghèo là nhờ nuôi gà ta lai chọi…”-chị H’Ani bộc bạch.

Gà ta lai chọi thả vườn chất lượng thịt rất cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhu cầu tiêu thụ loại gà này không ngừng tăng lên, quy mô chăn nuôi vì thế cũng ngày càng phát triển. Ông Siu Hnít-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-cho hay: "Mô hình chăn nuôi gà ta lai chọi thả vườn mới hình thành và phát triển ở xã Ia Dêr 3 năm nay nhưng đã giúp nhiều hộ Jrai thoát nghèo. Xã đang vận động những hộ đã nuôi gà thành công chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ con giống cho những hộ khác, góp phần phát triển đàn gà, giúp bà con nghèo đầu tư chăn nuôi, cải thiện thu nhập”.

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.