Nông dân Gia Lai lo bị trộm cắp cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu tháng 11 hàng năm là thời điểm nông dân nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai bước vào thu hoạch cà phê. Năm nay, khi cà phê tăng giá, người nông dân càng nơm nớp lo bị mất trộm.

Hàng loạt vườn cà phê bị cắt cành đến trơ thân, cà phê ở sân bị xúc trộm, còn kho trữ cũng bị cướp trống lốc…
Kẻ trộm thường nhắm vào các vườn cà phê của những gia đình ở xa rẫy để hái trộm. (ảnh minh họa)

Hiện giá cà phê nhân đầu vụ đạt khoảng 45.000 đồng/kg. Đây là giá cà phê nhân nguyên liệu cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây nên người dân và doanh nghiệp sản xuất cà phê rất phấn khởi. Tuy nhiên, khi giá cà phê tăng cao, người dân lại càng thấp thỏm lo lắng nạn trộm cắp cà phê diễn ra.

Nạn trộm cà phê năm nào cũng xảy ra vào mùa thu hoạch. Nhưng các đối tượng trộm cà phê ngày càng táo tợn và hung hăng. Ông Vũ Ngọc Vĩnh (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) lo lắng: Khi vào vụ thu hoạch rộ, cà phê chín đỏ cả vườn, bọn trộm sẽ hoành hành dữ dội hơn năm ngoái do vụ năm nay giá cà phê cao. Mấy năm trước, bọn trộm thường là những nhóm nhỏ lẻ, hầu hết chỉ dùng tay tuốt cà phê ở những vườn chín rộ. Nhưng năm nay, ban đêm, chúng đi thành đoàn 5-10 người, không thèm tuốt cà phê mà chặt luôn cành cà phê rồi cuộn lại thành bó mang đến khu vắng vẻ mới tuốt hạt.

Anh Phan Công Hiếu (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cho biết: Từ nửa cuối tháng 10 đến nay, tôi nghe trên địa bàn xã đã xảy ra hàng chục vụ hái trộm cà phê, với hàng trăm cây cà phê bị tuốt sạch quả. Thậm chí, nhiều vụ kẻ trộm vào rẫy bẻ cành sau đó mang đi nơi khác tuốt lấy quả, gây thiệt hại lớn tài sản cho người nông dân phải nhiều năm sau mới khắc phục được. Còn anh Hoàng Thanh Dự (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) bức xúc: “Gia đình tôi có hơn 1,4 ha cà phê chuẩn bị vào vụ thu hoạch thì ngày 5-11 vừa qua, kẻ trộm đã lẻn vào vườn bẻ cành, tuốt quả gần 20 gốc, thiệt hại khoảng 1,5 tạ cà phê tươi. Nạn trộm cà phê theo kiểu bẻ cành, tuốt quả là nỗi ám ảnh  của dân trồng cà phê hiện nay”.

Lo sợ bị mất trộm do rẫy ở xa, không có điều kiện bảo vệ nên nhiều gia đình lựa chọn phương án hái đại trà cà phê đang bắt đầu chín theo kiểu “xanh nhà hơn già đồng”. “Mặc dù biết hái cà phê xanh sẽ làm năng suất, chất lượng cà phê ảnh hưởng nhưng do rẫy ở xa, năm nào cũng bị mất trộm nên năm nay tôi hái sớm cho chắc, khỏi bị kẻ gian hái trộm. Những vụ thu hoạch cà phê trước, đêm nào cũng vậy, cứ cách 1 giờ đồng hồ là tôi và 1 người làm phải cầm đèn pin và dụng cụ đi dạo quanh rẫy, mệt lắm”-anh Nguyễn Văn Thìn (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) nói.

Theo người trồng cà phê cho biết, kẻ trộm thường “nhắm” vào các vườn cà phê của những gia đình ở xa rẫy để hái trộm. Chúng không đi đơn lẻ mà thường đi theo từng nhóm 3-4 người, thậm chí có nhóm lên đến 10 người. Khi vào rẫy, các đối tượng sẽ cắt cử người đứng ngoài canh chừng, nếu thấy động sẽ gọi điện thoại báo cho đồng bọn rút lui. Nếu chẳng may bị truy đuổi, chúng sẵn sàng chống đối một cách liều lĩnh. Vườn cà phê bị hái trộm chủ yếu nằm ở nơi vắng vẻ, cách xa khu dân cư nên người dân rất khó bảo vệ trong mùa thu hoạch. Trộm cà phê thường xảy ra lúc đêm tối hoặc gần sáng, những lúc vắng người.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Khi người lính sôi nổi tranh tài thể thao

Khi người lính sôi nổi tranh tài thể thao

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi (16 - 21.6), Hội thao TDTT Cụm thi đua phía Bắc Quân khu 5 do Bộ CHQS tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức đã thành công tốt đẹp. Hội thao được đánh giá có chất lượng chuyên môn cao, các vận động viên thi đấu nhiệt huyết, ấn tượng, để lại nhiều dấu ấn cho người xem.

Sắp xếp, tổ chức quân sự địa phương: Đảm bảo ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Sắp xếp, tổ chức quân sự địa phương: Đảm bảo ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Việc tổ chức lại cơ quan quân sự địa phương theo mô hình mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài trong xây dựng quân đội nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai (mới) “tinh, gọn, mạnh” nói riêng.

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

null