Nông dân Gia Lai gặp khó vì giá bời lời giảm mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trước đây, bời lời từng được ví là một trong những loại cây xóa đói giảm nghèo ở Gia Lai. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giá bời lời giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân.

Toàn tỉnh có khoảng 8.000 ha bời lời, tập trung chủ yếu tại các huyện: Chư Păh hơn 2.750 ha, Đak Đoa khoảng 1.300 ha, Mang Yang hơn 3.800 ha. Những năm 2012-2013, giá vỏ bời lời khô lên đến 22 ngàn đồng/kg, còn vỏ tươi 9-10 ngàn đồng/kg, lá và thân cây được thị trường tiêu thụ khá mạnh. Thời điểm đó, 1 ha bời lời có thể thu lợi nhuận 100-200 triệu đồng. Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay, giá bời lời trên thị trường giảm dần và hiện chỉ còn 7 ngàn đồng/kg vỏ khô, thân cây cũng rất khó tiêu thụ.

 Người dân xã Hòa Phú (huyện Chư Păh) cạo vỏ bời lời. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân xã Hòa Phú (huyện Chư Păh) cạo vỏ bời lời. Ảnh: Nguyễn Diệp


Bà Nguyễn Thị Tới (thôn 3, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) cho biết: “Tôi rất lo vì 5 sào bời lời đã đến chu kỳ thu hoạch nhưng giá quá rẻ. Nếu như trước đây vỏ tươi bán được 9-10 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn 3 ngàn đồng/kg. Giữ cây lại thì không có thu nhập, mà chờ giá lên thì chưa biết như thế nào”.

Trong khi đó, ông Võ Đức Trí (cùng thôn) thì cho hay: “Tôi trồng mấy trăm cây bời lời quanh vườn cà phê để chắn gió. Giờ cây lớn buộc phải khai thác. Hiện nay, giá bời lời quá rẻ nhưng cũng phải chấp nhận chặt bán”.

Là một trong những địa phương có diện tích bời lời lớn, ông Võ Minh Quang-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-thông tin: Toàn huyện có hơn 3.800 ha bời lời, chủ yếu tại các xã: Lơ Pang, Kon Thụp, Kon Chiêng, Đak Trôi và Đê Ar. Trước đây, giá bời lời cao giúp nhiều hộ có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giá xuống thấp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Giá bời lời giảm mạnh không chỉ ảnh hưởng đến người trồng mà còn tác động đến các cơ sở thu mua, chế biến làm bột nhang. Ông Nguyễn Trường Thịnh-Giám đốc Công ty TNHH Bột nhang Trường Thịnh (xã Ia Khươl, huyện Chư Păh) cho hay: Những năm trước, tôi thu mua 400-500 tấn lá, vỏ khô về nghiền thành bột cung cấp cho thị trường. Hiện nay, giá bời lời giảm mạnh. Nếu có đơn hàng thì tôi mới thu mua chứ không trữ như trước đây.

“Nguyên nhân có thể do Trung Quốc đã làm được hóa chất kết dính để thay thế. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đã trồng được cây bời lời dẫn đến nguồn cung trên thị trường thế giới tăng nên kéo giá giảm dần qua từng năm”-ông Thịnh nói.

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Bời lời là cây lâm nghiệp gắn bó với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giá bời lời giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân.

Trước tình hình trên, Sở đã định hướng cho các địa phương trồng cây bời lời theo hướng phân tán vừa lấy gỗ lớn vừa lấy vỏ, lá để bán. Đồng thời, Sở phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn những giống bời lời tốt để cung ứng cho người dân. Cùng với đó, Sở cũng kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, thu mua gỗ bời lời chế biến dăm và gỗ gia dụng nhằm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
 

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.