Nông dân Chư Răng bội thu nhờ thay đổi phương thức canh tác lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Vụ mùa 2024, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Chư Răng hỗ trợ bà con nông dân sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình không chỉ mang lại vụ mùa bội thu mà còn giúp bà con thay đổi phương thức canh tác lúa theo hướng bền vững.

⁰Được mùa, được giá

Những ngày này, bà con nông dân xã Chư Răng đang tất bật thu hoạch lúa vụ mùa. Dù vất vả nhưng khuôn mặt ai cũng ánh lên niềm vui bởi nhờ tham gia mô hình sản xuất giống lúa đạt chứng nhận VietGAP, bà con có một vụ mùa bội thu khi lúa không chỉ được mùa mà còn được giá.

Cầm trên tay những hạt lúa chắc mẩy chuẩn bị đóng bao, ông Lê Văn The (thôn Bình Tây) phấn khởi cho biết: “Vụ mùa này, gia đình tôi tham gia mô hình với 3 ha gieo sạ giống lúa Đài Thơm 8. Nhờ giống lúa mới chất lượng tốt, lại được cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn cách bón phân, phun thuốc hợp lý nên năng suất đạt 8 tấn/ha. Thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng với giá 7 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi 35 triệu đồng/ha”.

Nhờ tham gia mô hình sản xuất giống lúa đạt chứng nhận VietGAP, nông dân xã Chư Răng có một vụ mùa bội thu. Ảnh: V.C

Nhờ tham gia mô hình sản xuất giống lúa đạt chứng nhận VietGAP, nông dân xã Chư Răng có một vụ mùa bội thu. Ảnh: V.C

Niềm vui trúng mùa, được giá cũng đến với gia đình ông Đinh Văn Thắng (cùng thôn). Theo ông Thắng, năm nay, thời tiết đầu vụ không thuận lợi, nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích lúa bị đạo ôn, rầy nâu.

Tuy nhiên, nhờ khả năng chống chịu tốt, 2 ha lúa Đài Thơm 8 và TBR97 của gia đình tham gia mô hình sản xuất giống lúa đạt chứng nhận VietGAP ít bị ảnh hưởng.

Nhờ giảm lượng giống gieo sạ từ 20 kg/sào xuống 10-12 kg/sào; giảm 1,5 lần lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên chi phí đầu tư giảm 2-3 triệu đồng/sào so với sản xuất theo phương pháp truyền thống.

“Nhìn những bông lúa trĩu hạt, tôi đoán năng suất sẽ đạt khoảng 8 tấn/ha. Không ngờ cân đong xong lên đến 9 tấn/ha. Mô hình này mà triển khai trong vụ Đông Xuân thì năng suất phải lên đến 11-12 tấn/ha. Thương lái thu mua với giá 7 ngàn đồng/kg lúa tươi và 9 ngàn đồng/kg lúa khô. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi hơn 40 triệu đồng/ha. Vụ mùa mà đạt vậy là quá phấn khởi rồi. Hiện tôi để lại 30 bao lúa vừa ăn, vừa làm giống vụ sau”-ông Thắng hồ hởi cho hay.

Thay đổi tập quán canh tác

Vụ mùa 2024, nông dân xã Chư Răng gieo sạ 200 ha lúa, trong đó có 8 hộ tham gia mô hình sản xuất giống lúa đạt chứng nhận VietGAP với diện tích 20 ha. Bà Lê Thị Hiền-Phó Chủ tịch UBND xã-đánh giá: Việc canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại nhiều lợi ích như an toàn thực phẩm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, do hạn chế sử dụng phân vô cơ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật nên giảm khoảng 30% chi phí so với phương thức canh tác truyền thống. Kết quả này sẽ là cơ sở để xã triển khai nhân rộng mô hình, tạo ra sản phẩm lúa gạo có sức cạnh tranh cao, bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân cách chăm sóc, bón phân cho lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: V.C

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân cách chăm sóc, bón phân cho lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: V.C

Huyện Ia Pa có khoảng 5.000 ha lúa vụ mùa. Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lê Văn Nguyên: Năm 2023, Trung tâm đã triển khai mô hình sản xuất giống lúa đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 20 ha tại xã Kim Tân.

Năm 2024, mô hình tiếp tục được nhân rộng tại 2 xã Chư Răng và Ia Mrơn trên diện tích 40 ha với tổng kinh phí 530 triệu đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 170 triệu đồng, người dân đóng góp 360 triệu đồng.

Nhờ chủ động được nguồn nước tưới, nông dân Chư Răng gieo sạ sớm nên hiện đã thu hoạch xong toàn bộ lúa mô hình. Riêng tại xã Ia Mrơn, lúa đang thời kỳ trổ đòng. Khi tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 100% giống gieo sạ; được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP, hướng dẫn cách ghi sổ tay nhật ký đồng ruộng. Năng suất lúa tham gia mô hình đạt 8-9 tấn/ha. Với giá bán 7 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người dân lãi 35-40 triệu đồng/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình 10 triệu đồng/ha.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các địa phương nhân rộng mô hình, đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để áp dụng trong sản xuất lúa gạo. Cùng với đó, tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, tiến tới xây dựng thành công thương hiệu gạo Ia Pa”-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Cây cà phê bén đất Ayun

Cây cà phê bén đất Ayun

(GLO)- Đón đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, gần 4 năm trước, người dân xã Ayun (huyện Chư Sê) đã đưa những cây cà phê đầu tiên về trồng trên vùng đất pha cát cằn cỗi. Đến nay, diện tích cà phê ở Ayun không ngừng tăng, góp phần đưa cuộc sống người dân nơi đây ngày một khởi sắc.

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.