Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Để giúp người dân từng bước thay thế các giống lúa đã bị thoái hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia.

Vụ mùa 2022, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh đã triển khai dự án cánh đồng lúa một giống chất lượng cao J02, HN6, ĐT100 tại các xã: Ia Ka, Ia Khươl, Ia Mơ Nông và Ia Phí. Dự án có quy mô 490 ha với sự tham gia của 1.671 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 1,7 tỷ đồng. Người dân tham gia dự án được hỗ trợ giống lúa mới, vôi bột và tập huấn kỹ thuật. Kết quả, năng suất bình quân đạt 6-7 tấn/ha, cao hơn nhiều so với các giống lúa thuần trước đây.

Ông Siu A Lát (làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka) cho biết: “Năm 2022, khi huyện triển khai dự án cánh đồng lúa một giống chất lượng cao, gia đình tôi được hỗ trợ giống lúa HN6 để gieo sạ 1,5 sào. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật gieo sạ, chăm sóc, bón phân hợp lý nên năng suất tăng 20% so với giống lúa cũ. Ngoài ra, giống lúa này có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng gạo dẻo và thơm ngon hơn”.

Người dân xã Ia Ka thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2023-2024. Ảnh: L.N

Người dân xã Ia Ka thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2023-2024. Ảnh: L.N

Theo ông Hoàng Văn Thành-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ka: Hàng năm, người dân trên địa bàn xã canh tác hơn 500 ha lúa nước. Do sử dụng giống cũ, tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất lúa thường đạt thấp. “Từ năm 2022, khi người dân được hỗ trợ giống lúa HN6, năng suất đạt hơn 6 tấn/ha, tăng trên 30% so với giống lúa cũ. Khi không còn được Nhà nước hỗ trợ, người dân đã để lại giống lúa cho vụ sau hoặc đến các đại lý để mua lúa giống về gieo sạ. Mô hình này đã góp phần thay đổi phương thức canh tác của người dân, từng bước hướng đến thâm canh lúa bền vững”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ka thông tin thêm.

Năm 2023, huyện Chư Păh tiếp tục hỗ trợ giống lúa HN6, ĐT100 cho 1.326 hộ dân ở các xã: Nghĩa Hưng, Chư Đang Ya, Hòa Phú, Đăk Tơ Ver, Hà Tây, Nghĩa Hòa và thị trấn Ia Ly để gieo trồng trên diện tích 490 ha. Tổng kinh phí thực hiện chương trình này là 1,66 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Hiệu-Công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Hòa Phú-cho biết: Vụ mùa 2023, xã có 119 hộ dân được hỗ trợ giống lúa HN6 để gieo trồng 45,5 ha tại các cánh đồng: Ia Ôn, Ia Reng, Ia Djrao và Ia Al. Năng suất lúa bình quân đạt 6,8 tấn/ha, cao hơn so với giống cũ 0,8-1 tấn/ha. “Đặc biệt, gạo HN6 được thương lái ưa chuộng. Chính vì vậy, chúng tôi tuyên truyền, định hướng người dân tiếp tục nhân rộng giống lúa mới này”-ông Hiệu cho hay.

Người dân xã Hòa Phú thu hoạch lúa. Ảnh: L.N

Người dân xã Hòa Phú thu hoạch lúa. Ảnh: L.N

Hàng năm, người dân huyện Chư Păh canh tác 4.152 ha lúa (vụ mùa 2.342 ha, vụ Đông Xuân 1.610 ha, lúa rẫy 200 ha). Ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Vụ mùa 2024, huyện tiếp tục triển khai dự án cánh đồng lúa một giống chất lượng cao HN6, BC15 ở các xã: Ia Nhin, Ia Ka, Ia Mơ Nông, Ia Phí, Chư Đang Ya, Ia Kreng và thị trấn Phú Hòa. Tổng diện tích là 420 ha với 1.535 hộ dân tham gia. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 1,66 tỷ đồng. Như vậy, đến nay, huyện đã triển khai dự án cánh đồng lúa một giống chất lượng cao tại tất cả các xã, thị trấn. Qua đánh giá, các giống lúa mới rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đặc biệt, cho năng suất cao hơn so với giống chủ lực HT1 khoảng 3-5 tạ/ha và cao hơn năng suất trung bình của toàn huyện 4-6 tạ/ha.

“Việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất đã góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là tiền đề để xây dựng thương hiệu lúa gạo Chư Păh và sản phẩm OCOP. Do đó, UBND các xã, thị trấn cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, vận động, tuyên truyền người dân sử dụng giống lúa mới chất lượng cao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bón phân đầy đủ, cân đối để nâng cao năng suất ở các vụ tiếp theo”-ông Sơn cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo quản hạt dổi

Kbang: Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo quản hạt dổi

(GLO)- Sáng 17-10, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) phối hợp với một số đơn vị có liên quan ở huyện Kbang khai mạc lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản hạt dổi và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Ảnh: H.C

Làm giàu nhờ cây sầu riêng

(GLO)- Năm 2016, gia đình ông Lê Danh Lăng (thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đầu tư trồng gần 2 ha sầu riêng Dona. Nhờ cần cù lao động và biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, năm nay, gia đình ông thu hoạch hơn 42 tấn quả.

Khó khăn trong điều chỉnh dự toán các chương trình mục tiêu quốc gia

Khó khăn trong điều chỉnh dự toán các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 của QH về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh dự toán ngân sách, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước.

Công bố quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Công bố quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

(GLO)- Sáng 9-10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị.

Nghe nông dân Jrai, Bahnar kể chuyện làm giàu

Nghe nông dân Jrai, Bahnar kể chuyện làm giàu

(GLO)- 85 nông dân đã vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tại hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2022-2024 do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức. Trong đó có 31 nông dân Jrai, Bahnar.