Đồng bào Bahnar phát triển đồng lúa lớn một giống chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Năm 2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với xã Đak Rong và xã Kon Pne hỗ trợ giống lúa ADI168 cho các hộ người dân tộc Bahnar để canh tác theo cánh đồng lớn một giống. Từ kết quả khả quan vụ trước, vụ mùa năm nay, Trung tâm cùng 2 xã tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình này.

Theo ông Đỗ Công Trúc-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang, nhằm từng bước thay đổi tập quán canh tác lúa nước của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, giai đoạn 2022-2024, huyện Kbang xây dựng mô hình “Nâng cao năng suất và chất lượng cây lúa” tại cánh đồng Đak Hlim (xã Kon Pne) với diện tích 8,5 ha và cánh đồng làng Kon Lốc 1 (xã Đak Rong) với diện tích 10 ha. Tham gia mô hình, 109 hộ người Bahnar ở 2 xã được tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa và được hỗ trợ phân bón, 7 kg giống lúa ADI168/sào, phần còn lại do bà con đối ứng.

“Giống lúa ADI168 được người dân đưa vào canh tác nhiều năm nay. Qua theo dõi, chúng tôi thấy giống lúa này có thể gieo trồng được cả 2 vụ; thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân là 110-115 ngày, vụ mùa 95-97 ngày; năng suất bình quân đạt 7-7,5 tấn/ha. Lúa có khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại như: đạo ôn, bạc lá, khô vằn; chịu rét, chống đổ khá tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết địa phương, nhất là các xã phía Bắc của huyện như: Sơn Lang, Đak Rong, Krong, Đak Smar, Sơ Pai, Kon Pne. Do đó, vụ mùa năm 2022, Trung tâm và 2 xã Kon Pne, Đak Rong hướng dẫn bà con sản xuất giống lúa ADI168 theo mô hình cánh đồng lớn một giống”-ông Trúc cho biết.

Giống lúa ADI168 gieo cấy trên địa bàn xã Kon Pne sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Ảnh: N.M ảnh 1

Giống lúa ADI168 gieo cấy trên địa bàn xã Kon Pne sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Ảnh: N.M

Kết quả, tại cánh đồng Đak Hlim, lúa cho năng suất bình quân 5,5 tấn/ha, một số diện tích đạt 6-6,5 tấn/ha, cao hơn đáng kể so với một số giống lúa trên địa bàn như: Thiên Ưu 8 (3,9 tấn/ha), HT1 (3,7 tấn/ha). Không những thế, các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống lúa ADI168 đều vượt trội. Lúa còn cho hạt gạo trong, cơm ngon và đậm nên người dân rất thích.

Chị Y Oat (làng Kon Hleng, xã Kon Pne) chia sẻ: “Vụ mùa năm ngoái, tôi thu hoạch được gần 1,8 tấn lúa/3 sào. So với các giống lúa khác trên địa bàn thì năng suất lúa ADI168 cao hơn 1-1,7 tấn/ha. Năm nay, tôi tiếp tục áp dụng những kiến thức được tập huấn vào sản xuất, cộng thêm thời tiết thuận lợi nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn cho năng suất cao”.

Vụ mùa năm nay, cánh đồng làng Kon Lốc 1 (xã Đak Rong, huyện Kbang) xanh mướt, hứa hẹn bội thu. Ảnh: Thế Lượng ảnh 2

Vụ mùa năm nay, cánh đồng làng Kon Lốc 1 (xã Đak Rong, huyện Kbang) xanh mướt, hứa hẹn bội thu. Ảnh: Thế Lượng

Còn ông Dương Quốc Điệp-Chủ tịch UBND xã Kon Pne thì cho hay: Những năm qua, người dân thường canh tác các giống lúa ADI168, Nàng Thơm, Thiên Ưu, LH12, nếp đen… trên cùng một cánh đồng. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng mà còn tạo điều kiện cho sâu bệnh hại sinh sôi, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. “Triển khai cánh đồng lúa lớn một giống chất lượng cao, xã có 31 hộ ở làng Kon Hleng và Kon Ktonh tham gia. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên lúa tại cánh đồng Đak Hlim phát triển tốt hơn so với các cánh đồng khác trên địa bàn”-ông Điệp thông tin.

Tại làng Kon Lốc 1 (xã Đak Rong), cánh đồng lúa lớn một giống chất lượng cao của người dân cũng đang phát triển tốt. Ông Đinh Văn Váo-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Kon Lốc 1-cho hay: Cánh đồng ven làng rộng 25 ha, đất đai màu mỡ, thuận tiện nguồn nước tưới cho sản xuất 2 vụ lúa nhưng dân làng chỉ gieo cấy vụ Đông Xuân, còn vụ mùa để đất trống, rất lãng phí. Nhằm từng bước thay đổi tập quán canh tác lúa nước và nâng cao năng suất, chất lượng cây lúa, xã tích cực tuyên truyền, vận động và đã có 77/87 hộ dân trong làng đăng ký sản xuất lúa vụ mùa giống ADI168. Hiện cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh và sinh trưởng, phát triển tốt.

Chủ tịch UBND xã Đak Rong Lê Văn Quang thông tin: Toàn xã có 170 ha lúa nước, trong đó, 50% diện tích được người dân sản xuất lúa 2 vụ. Qua theo dõi, địa phương thấy giống lúa ADI168 hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây. Từ hiệu quả của mô hình sản xuất lúa một giống tại cánh đồng làng Kon Lốc 1, thời gian tới, xã sẽ nhân rộng ra các thôn, làng khác trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 392/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).
Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

(GLO)- Trong khi chờ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Mắc ca Kbang-Gia Lai”, UBND huyện Kbang đã sớm ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này nhằm đảm bảo chất lượng, duy trì thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm mắc ca.
Phải “tỉnh” để “nhìn xa”

Phải “tỉnh” để “nhìn xa”

Chưa khi nào giá sầu riêng khu vực Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng lại tăng cao như niên vụ 2023. Đây là niềm vui lớn của người nông dân nơi đây, song việc “say” trong "ma trận" giá đang khiến nhiều nông dân đứng trước nguy cơ “tham bát bỏ mâm”.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, các ngành và địa phương cần quan tâm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi vào thực chất.

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

(GLO)- 

Sáng 19-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo chuyên đề “chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp Gia Lai”. Tham dự hội thảo có bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; một số đơn vị viễn thông cùng các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau Đắk Lắk) về phát triển cây cà phê. Khoảng 91% diện tích cà phê của tỉnh là cà phê Robusta. Bởi vậy, việc thị trường thế giới có nhiều dấu hiệu tích cực và mở ra cơ hội cho cà phê Robusta là niềm vui lớn cho người trồng loại cà phê này ở Lâm Đồng.