Đak Đoa nhân rộng cánh đồng lúa một giống chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi tập quán canh tác, 2 năm trở lại đây, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai phương án xây dựng cánh đồng lúa một giống chất lượng cao.
Huyện Đak Đoa có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Ngoài các loại cây công nghiệp dài ngày, huyện còn có thế mạnh về sản xuất lúa nước với hơn 6.400 ha mỗi năm (vụ mùa khoảng 4.445 ha, vụ Đông Xuân khoảng 2.000 ha). Phần lớn diện tích lúa nước nằm trong vùng đồng bào DTTS. Do canh tác bằng những giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng dài, ít đầu tư nên năng suất đạt thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Để phát triển cây lúa nước, từ năm 2021 đến nay, huyện triển khai phương án “Xây dựng cánh đồng sản xuất lúa một giống chất lượng cao”. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp cùng Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên-Huế, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các xã hỗ trợ giống, phân bón, vôi và mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.
Người dân xã Đak Sơ Mei thu hoạch lúa tại cánh đồng một giống ĐT100. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân xã Đak Sơ Mei thu hoạch lúa tại cánh đồng một giống ĐT100. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trong vụ mùa 2022, đồng bào DTTS tại 4 xã Đak Sơ Mei, Kdang, Ia Băng và Hneng rất phấn khởi khi được hỗ trợ giống lúa ĐT100, J02 và HN6. Đây là những giống lúa có thời gian sinh trưởng 110-115 ngày, cây cứng, chống ngã đổ, khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Ông Hyâm (làng Pral Sơmei, xã Đak Sơ Mei) cho hay: Từ trước đến nay, bà con chủ yếu gieo trồng giống lúa địa phương, 4-6 tháng mới cho thu hoạch. Do ít đầu tư phân bón cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa không cao. Vụ mùa 2022, gia đình ông được hỗ trợ giống lúa nước chất lượng cao ĐT100 để gieo sạ. Kết quả, 2 sào lúa nước của gia đình cho thu hơn 20 bao, cao gấp đôi so với giống lúa truyền thống. “Ruộng nhà mình cải tạo chưa đồng đều, còn nhiều đá nên năng suất thấp hơn nhiều so với các hộ lân cận có ruộng bằng phẳng, chăm sóc theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn”-ông Hyâm nói.
Ông Đậu Sỹ Kế-Chủ tịch UBND xã Đak Sơ Mei-cho biết: Trước đây, đồng bào DTTS chủ yếu sử dụng những giống lúa truyền thống, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất không được cao. Lần đầu tiên sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng một giống chất lượng cao, bà con rất phấn khởi khi năng suất lúa tăng gần gấp đôi so với những năm trước. Đây là tiền đề người dân tiếp tục sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 theo mô hình cánh đồng lúa một giống chất lượng cao.
Người dân làng Pral Sowmei thu hoạch lúa cánh đồng một giống. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân làng Pral Sơmei vui mừng vì cánh đồng lúa một giống cho năng suất cao hơn cách gieo sạ truyền thống. Ảnh: Nguyễn Diệp
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa, qua thu hoạch thực tế tại cánh đồng sử dụng giống lúa ĐT100 (xã Đak Sơ Mei), năng suất bình quân ước đạt 5,4 tấn/ha (một số hộ chăm sóc tốt đạt 6,3 tấn/ha), cao hơn so với giống lúa HT1 chủ lực tại địa phương 4-5 tạ/ha và cao hơn năng suất bình quân toàn huyện 7-9 tạ/ha. Còn giống J02 sản xuất tại xã Kdang cho năng suất bình quân 5,5 tấn/ha, cao hơn giống lúa chủ lực HT1 khoảng 4-6 tạ/ha và cao hơn bình quân toàn huyện 8-10 tạ/ha.
Trong 2 năm 2021-2022, từ nguồn vốn thực hiện chính sách bảo vệ đất trồng lúa hơn 2 tỷ đồng, huyện Đak Đoa triển khai phương án “Xây dựng cánh đồng sản xuất lúa một giống chất lượng cao” tại các xã có đông đồng bào DTTS. Theo đó, năm 2022, huyện triển khai tại 4 xã gồm: Đak Sơ Mei, Kdang, Ia Băng, Hneng với diện tích khoảng 628 ha (300 ha vụ mùa, 328 ha vụ Đông Xuân), sử dụng các giống lúa chất lượng cao ĐT100, HN6 và J02.
Trao đổi với P.V, ông Lê Tấn Hùng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: Việc triển khai mô hình cánh đồng một giống chất lượng cao nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, hướng đến phát triển bền vững. Đây cũng là giải pháp nhằm đa dạng hóa các giống lúa nước phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, thay thế dần các giống lúa đã thoái hóa, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác của người dân, tạo bước ngoặt mới để nhân rộng ở các xã, hướng đến mục tiêu xây dựng thương hiệu “Gạo Đak Đoa” trong những năm tới.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.