Nông dân Bar Măih cải thiện thu nhập nhờ cây chuối mốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Cây chuối mốc có lợi thế là trồng được trên đất đồi núi, cằn cỗi với chi phí đầu tư thấp và cho thu hoạch quanh năm. Vì vậy, người dân xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã chọn trồng loại cây ăn quả này để cải thiện thu nhập.

Trước đây, anh Siu Hyunh (làng Phăm Klăh) trồng 1 ha mì nhưng hiệu quả thấp. Năm 2017, từ kinh nghiệm học hỏi được, anh chuyển đổi tất cả diện tích sang trồng chuối mốc. 1 năm sau, cây chuối cho thu hoạch. Với giá bán 5-6 ngàn đồng/kg, gia đình anh thu về 4-5 triệu đồng/tháng. Cứ 2-3 tháng, chuối lại cho thu hoạch đợt mới. Nhờ đó, gia đình anh có thu nhập thường xuyên.

Anh Đinh Mak-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phăm Klăh-cho hay: Khoảng 10 năm trước, người dân trong làng bắt đầu trồng chuối mốc. Ban đầu, người dân trồng chuối trên đất thường xuyên bị hạn. Sau đó, thấy cây chuối cho thu nhập ổn định, nhiều hộ tận dụng thêm đất bờ suối, đất dốc để mở rộng diện tích. Đến nay, gần 40 hộ dân trong làng trồng chuối với tổng diện tích hơn 30 ha. Thương lái thu mua chuối tận vườn.

Anh Nhí (làng Tơ Drăh) có thu nhập ổn định từ vườn chuối mốc. Ảnh: N.H

Anh Nhí (làng Tơ Drăh) có thu nhập ổn định từ vườn chuối mốc. Ảnh: N.H

Làng Tơ Drăh có 321 hộ và gần 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tham gia trồng chuối mốc đem lại thu nhập ổn định. Anh Nhí cho biết: Trước đây, 6 sào đất sản xuất của gia đình được trồng mì nhưng thu nhập thấp. Năm 2019, anh chuyển diện tích này sang trồng chuối. Ngoài ra, anh còn trồng rải rác tại một số khu vực đất đồi núi. Nhờ đó, gia đình anh có nguồn thu nhập thường xuyên từ loại cây trồng này.

Theo ông Đinh Chro-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tơ Drăh: Người dân trong làng trồng chuối từ năm 1990. Hộ ít thì 1-2 sào, hộ nhiều trên 2 ha. Làng Tơ Drăh có khoảng 200 ha chuối. Làng cũng đã thành lập Tổ hợp tác trồng và tiêu thụ sản phẩm chuối mốc. Trước đây, chuối bán với giá 5-6 ngàn đồng/kg. Vào thời điểm trước Tết Nguyên đán, giá chuối lên đến 18-20 ngàn đồng/kg. Nhờ đó, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể. Đến nay, làng chỉ còn 38 hộ nghèo.

Trao đổi với P.V, ông Siu Bếp-Phó Chủ tịch UBND xã Bar Măih-cho hay: Toàn xã có hơn 230 ha chuối, tập trung chủ yếu tại làng Tơ Drăh và Phăm Klăh. Năm 2020, xã đã thành lập Tổ hợp tác trồng và tiêu thụ chuối làng Tơ Drăh để tạo điều kiện cho các hộ dân được gặp gỡ, trao đổi, hỗ trợ nhau trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

“Cây chuối trồng được trên đất đồi núi, đất thường xuyên bị hạn với chi phí đầu tư thấp nên lợi nhuận mang lại đáng kể, đặc biệt là người dân có thu nhập thường xuyên để trang trải chi tiêu trong cuộc sống. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp liên kết tìm kiếm đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản của địa phương, trong đó có sản phẩm chuối mốc”-Phó Chủ tịch UBND xã thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.