Hoàng Anh Gia Lai: Trồng chuối, 'cưỡi heo' vượt cửa tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Hoàng Anh Gia Lai đã thoát cửa tử”, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) khẳng định tại buổi ra mắt thương hiệu Bapi - Heo ăn chuối HAGL diễn ra trung tuần tháng 9 vừa qua, tại TPHCM.
Bầu Đức chia sẻ, 10 năm trước HAGL đã bỏ ra 2 tỷ USD để theo đuổi giấc mơ cao su khi đang ở đỉnh cao của ngành địa ốc. Nhưng giá mủ cao su rơi từ 5.000 USD một tấn xuống còn hơn 1.000 USD, trong khi giá thành là 1.400 USD một tấn, khiến HAGL “đi từ đỉnh xuống đáy”, chìm sâu trong thua lỗ và buộc phải tuyên bố mất thanh khoản.
Vực dậy từ cú bắt tay nghìn tỷ
Năm 2018, HAGL được Chính phủ đồng ý cho tái cấu trúc, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và đó là cơ hội để công ty thoát cảnh phá sản. HAGL bắt đầu lội ngược dòng kể từ cú bắt tay với ông chủ Công ty Ôtô Trường Hải (THACO) - tỷ phú Trần Bá Dương. Tháng 8 năm ấy, cũng tại TPHCM, với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Bá Dương đã siết tay nhau, cùng ký kết và công bố kế hoạch hợp tác chiến lược. Theo đó, THACO đầu tư khoảng trên 22.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) vào lĩnh vực nông nghiệp của HAGL. Đây là thương vụ hợp tác lớn nhất từ trước đến nay trên sàn chứng khoán đối với hai doanh nghiệp trong nước.
"Tôi xúc động và trân trọng mối quan hệ này vì tới thời điểm này, HAGL như con tàu lớn đang ngập chìm trong nợ nần, chỉ có THACO đồng ý cứu HAGL và cũng chỉ có THACO mới đủ tiềm lực về vốn, công nghệ và quản trị để vực dậy HAGL”, ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ ở thời điểm hai bên bắt tay hợp tác. Người đứng đầu Tập đoàn HAGL cho biết, cái ông cần là tiền và quản trị, nhưng phải là quản trị của doanh nghiệp lớn, đã có thành công. Và ông Trần Bá Dương là người có cả hai.
Ông Trần Bá Dương kể, lúc đó có người “dọa” rằng THACO cứu không nổi HAGL và coi chừng khó khăn của HAGL sẽ làm khó khăn luôn cả THACO. Nhưng ông chủ THACO không ngần ngại chìa tay về phía bầu Đức: “Là một doanh nhân nên tôi hiểu rất rõ được khát vọng, ý chí và nỗ lực của ông Đoàn Nguyên Đức nói riêng và toàn thể cán bộ, nhân viên HAGL nói chung. Khi đi thị sát những rừng cao su bạt ngàn xanh tươi, những nông trường cây ăn trái rộng lớn, tôi nhận thấy phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ và hơn hết là phải chia sẻ đồng hành với ông Đoàn Nguyên Đức và HAGL vượt qua khó khăn và phát triển tiếp sự nghiệp của mình với tiềm năng vốn có từ tầm nhìn ban đầu và những thành quả mà phải mất nhiều công sức mới có được". Cũng theo ông Trần Bá Dương, việc bắt tay này không chỉ giúp vực dậy cho HAGL mà còn đem đến nhiều cơ hội cho chính THACO.
HAGL đã trồng nhiều loại cây, và lấy cây này nuôi cây kia. “Mãi đến năm 2020, khi tìm được hai trụ cột chính là trồng chuối, nuôi heo, HAGL mới bắt đầu có lãi trở lại", ông Đức kể. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, doanh thu của HAGL đạt 2.708 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 781 tỷ đồng, (khoảng 98 tỷ đồng mỗi tháng), bằng 69% kế hoạch cả năm. Năm nay, HAGL dự kiến doanh thu 4.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.120 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và gấp gần 9 lần kết quả thực hiện của năm ngoái. Với biểu đồ tăng trưởng mạnh mẽ, bầu Đức tự tin tuyên bố chính thức thoát cửa tử và bước sang trang mới.
Mất ngủ vì heo ăn chuối
Bầu Đức tâm sự, ông đã mất ngủ, vì vui mừng, khi có được công thức thức ăn từ chuối giúp heo mau lớn, giá thành thấp. Sau nhiều năm vật lộn và chìm trong nợ nần, ông đã tìm được lối ra trong kinh doanh bằng mô hình “1 cây-1 con” tuần hoàn là cây chuối và con heo. Ông cho biết, mỗi năm HAGL xuất bán hàng trăm ngàn tấn chuối đạt chuẩn, trong đó một lượng lớn chuối thải loại, có thể lên đến 200.000 tấn, dùng làm thức ăn chăn nuôi heo, gà. Với nuôi heo, thức ăn chiếm khoảng 75% giá thành, nếu kết hợp heo ăn chuối sẽ giải quyết được việc cho cả hai mảng trồng chuối và chăn nuôi của Tập đoàn.

Tháng 8/2018, HAGL và THACO ký hợp tác chiến lược với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Tháng 8/2018, HAGL và THACO ký hợp tác chiến lược với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Theo bầu Đức, HAGL đã thành công với bài toán “heo ăn chuối” khi đưa bột chuối vào thức ăn và bột chuối chiếm 40% tỷ trọng thức ăn của heo. Điều này giúp HAGL có lãi nhẹ vào năm 2021 và dự kiến lãi hơn 1.300-1.400 tỷ đồng trong năm 2022. "Tỷ suất lợi nhuận của ngành nông nghiệp không hề thấp. Như chuối, giá thành của chúng tôi là 6.500 đồng/kg nhưng có lúc bán ra 14.000 đồng/kg; giá heo hơi 43.000 đồng/kg, bán ra giá bình quân 62.000 đồng/kg"-Chủ tịch Tập đoàn HAGL nói.
"Nợ của Tập đoàn HAGL từ đỉnh 28.000 tỷ đồng xuống còn 8.000 tỷ đồng như hiện nay. Nợ thì vẫn còn nhưng so với công ty thì không là vấn đề".
Chủ tịch Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức
Lũy kế 8 tháng của năm 2022, HAGL tiêu thụ 136.075 con heo thịt, 167.280 tấn chuối (xuất khẩu được 112.740 tấn và tận dụng làm thức ăn chăn nuôi 54.540 tấn). Hiện công ty hoàn thiện 9 cụm chuồng trại để duy trì nuôi hơn 27.000 con heo nái sinh sản và 600.000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm. Cùng với heo, HAGL cho biết đang nuôi 100.000 con gà trên diện tích 2 ha tại Mang Yang (Gia Lai) và dự kiến đưa sản phẩm ra thị trường vào cuối năm nay. Đây là những con gà nuôi thả vườn và cho ăn bột chuối sạch, theo công thức đặc biệt của HAGL.

Sản phẩm heo ăn chuối thương hiệu Bapi của HAGL tại Bapi Food. Ảnh: Lê Anh
Sản phẩm heo ăn chuối thương hiệu Bapi của HAGL tại Bapi Food. Ảnh: Lê Anh
Trước đó, từ trung tuần tháng 8, công ty này đã chính thức ra mắt thương hiệu Bapi - heo ăn chuối HAGL và cửa hàng Bapi Food với sản phẩm chủ lực là thịt heo cùng một số thực phẩm chế biến từ thịt heo như thịt nguội, chả lụa, xúc xích...tại Đà Nẵng. và tiếp đến là TPHCM. Theo kế hoạch, trong tháng 10 này, sản phẩm heo ăn chuối sẽ có mặt tại Hà Nội. Các sản phẩm heo ăn chuối Bapi Food ra đến đâu hết đến đó, phần vì chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng, phần vì khách hàng “nghe lạ tai”.
Tính đến cuối năm 2021, HAGL trồng trên 11.000 ha cây ăn trái, trong đó 6.782 ha đã đi vào khai thác với các sản phẩm chủ lực là chuối, 75.612 tấn, dứa 2.669 tấn và các loại trái cây khác. Năm 2022 tiếp tục trồng thêm 315 ha dứa. Cuối tháng 3/2019, lô hàng 30 container trái cây đầu tiên là chuối tươi của HAGL, với tổng giá trị trên 500.000 USD được xuất sang Trung Quốc qua con đường chính ngạch. Ngoài Trung Quốc, HAGL dần mở rộng thị trường sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, và Singapore. Lũy kế đến tháng 8/2022, doanh thu thuần của HAGL 2.708 tỷ đồng, trong đó 1.472 tỷ từ trái cây. Cùng thời điểm, tiêu thụ 167.280 tấn trái cây, trong đó chuối xuất khẩu là 112.740 tấn.
Tập đoàn HAGL cho biết, mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ đưa ra thị trường 20 triệu con gà đi bộ ăn chuối, và 1 triệu con heo ăn chuối, đồng thời phát triển mạnh chuỗi Bapi Food với khoảng 1.000 cửa hàng, trong đó có nhượng quyền. Ngoài ra, heo và gà ăn chuối, HAGL cũng sẽ bày bán thêm các trái cây của HAGL tại Bapi Food và bán online qua app.
“Tôi có thể khẳng định HAGL đã sang trang mới”- Chủ tịch Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức tự tin nói.
Theo Đại Dương (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.