Nỗi lo "bảo kê" dưa hấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người trồng dưa hấu ở các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch với tâm lý phấn khởi khi dưa được mùa, được giá. Tuy nhiên, nhiều chủ dưa đang phập phồng nỗi lo bị các đối tượng giang hồ đòi “bảo kê” ruộng dưa như những năm trước. 
Những năm trước, cứ vào vụ thu hoạch dưa hấu, ở khu vực Đông Nam tỉnh lại xuất hiện tình trạng các đối tượng giang hồ nhảy vào đòi “bảo kê”, o ép các chủ ruộng dưa để kiếm lợi bất chính. Điều này gây rất nhiều bức xúc cho người trồng dưa hấu nơi đây.  
Hầu hết các chủ ruộng dưa hấu tại các huyện phía Đông Nam tỉnh đều chung nỗi lo bị các đối tượng giang hồ
Hầu hết các chủ ruộng dưa hấu tại các huyện phía Đông Nam tỉnh đều chung nỗi lo bị các đối tượng giang hồ "bảo kê", ép giá. Ảnh: Q.T
Anh T.N.T. (trú tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) là người có nhiều năm lên thị xã Ayun Pa thuê đất trồng dưa hấu. Anh T. cho biết, hầu như năm nào gia đình anh  cũng bị các đối tượng giang hồ đến đòi “bảo kê”, ép giá mua dưa xô (dưa loại 2) để bán ở thị trường nội địa. “Năm ngoái, tôi thuê đất trồng dưa hấu ở xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa. Đến thời điểm thu hoạch, ở khu vực quanh ruộng dưa của tôi xuất hiện một nhóm thanh niên chặn không cho xe của thương lái vào mua dưa. Chúng đòi thương lái phải đóng cho từ 1 đến 2 triệu đồng/xe mới được vào. Không những đòi tiền “lộ phí”, chúng còn buộc người dân bán dưa loại 2 với giá “bèo”. Chẳng hạn, nếu mình bán cho thương lái được 20 triệu đồng thì chúng ép mình bán cho chúng với giá khoảng 5-7 triệu đồng, hên lắm thì bán được nửa giá thị trường. Cuối cùng thì người trồng dưa vẫn phải chịu hết thua thiệt. Vì vậy, chúng tôi rất mong ngành chức năng có biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, giúp người trồng dưa đỡ khổ”-anh T. cho biết. 
Người trồng dưa hấu phấn khởi khi dưa được mùa, được giá. Ảnh: Q.T
Người trồng dưa hấu phấn khởi khi dưa được mùa, được giá. Ảnh: Q.T
Tương tự, anh V.T.H. (trú tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) cũng khá bức xúc khi nhớ lại vụ dưa hấu năm ngoái bị một nhóm giang hồ vào đòi “bảo kê”, ép giá mua dưa. “Sau khi bán xong dưa tuyển để xuất khẩu sang Trung Quốc, tôi gọi cả chục thương lái vào mua số dưa loại 2 nhưng không ai dám vào mua vì sợ các đối tượng “bảo kê” ở đây. Cuối cùng, tôi đành bán cho chúng số dưa này với giá 4 triệu đồng. Trong khi đống dưa loại 2 này nếu bán cho thương lái thì phải được trên 20 triệu đồng. Dù xót của nhưng tôi cũng đành chấp nhận”-anh H. cho hay. 
Lên xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) thuê đất trồng dưa hấu, ông Đ.V.T. (trú tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) cũng đang lo bị các đối tượng giang hồ đòi “bảo kê”. Ông T. cho biết: “Chỉ còn vài ngày nữa là đến thời điểm thu hoạch dưa. Các năm trước, sau khi bán dưa loại 1, chúng tôi thường bị một nhóm người lạ vào ép phải bán dưa loại 2, loại 3 với giá rất thấp. Có khi chỉ nhận được vài triệu đồng, trong khi các đối tượng này bán sang tay đến vài chục triệu đồng. Mồ hôi nước mắt đổ ra đến kỳ thi hoạch lại không được hưởng nhưng chúng tôi cũng đành chấp nhận”-ông T. nói.
Theo Đại úy Bùi Tất Thắng-Phó Trưởng Công an thị xã Ayun Pa, để ngăn chặn tình trạng “bảo kê” dưa hấu, ngay từ đầu tháng 2-2018, Công an thị xã Ayun Pa đã triển khai lực lượng trinh sát hình sự phối hợp với Công an các xã, phường đến từng ruộng dưa để nắm bắt tình hình cũng như làm việc với từng chủ dưa xem có người lạ tới ép giá, đòi “bảo kê” hay không. Đồng thời, Công an thị xã cung cấp số điện thoại để các chủ dưa chủ động gọi báo khi bị các đối tượng lạ mặt đến đòi “bảo kê”, o ép giá. 
Cũng theo Đại úy Thắng, vào ngày 2-2 vừa qua, trên địa bàn thôn Đức Lập (xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa) xảy ra một vụ đánh nhau liên quan đến việc tranh giành mua dưa giữa một nhóm 4 đối tượng ở phường Đoàn Kết và phường Sông Bờ (thị xã Ayun Pa) với các chủ dưa. Nhưng nhờ Công an thị xã kịp thời triển khai lực lượng ngăn chặn nên không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Sau đó, Công an thị xã đã gọi các đối tượng này lên làm việc và yêu cầu viết giấy cam đoan không tái phạm.
Tấn Huy

Có thể bạn quan tâm

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

(GLO)- Chiều 31-3, Thượng tá Trần Trọng Sơn-Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thông tin bé trai bị bắt cóc ở TP. Pleiku đang được lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Ông Bùi Văn Mến - Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành (Kiên Giang) bị kỷ luật Cảnh cáo do kê khai tài sản không trung thực. Trước đó, dư luận xôn xao khi trên mạng xã hội xuất hiện video vợ ông Mến tuyên bố tặng con gái và con rể 600 công đất, ước tính trị giá khoảng 90 tỷ đồng.

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

(GLO)- Ia Grăng là 1 trong 2 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2025 để huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy nhiên, con đường về đích NTM của xã đang rất gian nan khi chỉ mới đạt 11/19 tiêu chí.