Nỗ lực hoàn thành mục tiêu thu ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- 4.500 tỷ đồng thu ngân sách là mục tiêu phấn đấu của ngành Tài chính tỉnh trong năm 2018. Đây là bước đệm cần thiết để đến năm 2020, tổng thu ngân sách của tỉnh chạm mốc trên 5.000 tỷ đồng.

Theo thông tin của Sở Tài chính, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 2-2018 ước đạt trên 900 tỷ đồng. Đây là tín hiệu lạc quan cho năm nay khi nguồn thu cân đối do cơ quan Thuế quản lý tính đến thời điểm này đã đạt 21,5% dự toán Trung ương và bằng 112,4% so với cùng kỳ năm 2017. “Chúng tôi đặt quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay ngày đầu, tháng đầu, quý đầu của năm để đảm bảo nguồn chi đầu tư phát triển. Từ kết quả nổi bật của năm 2017, ngành Thuế không chủ quan mà rất coi trọng công tác phối hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp thu ngân sách phù hợp.

 

Năm 2018, ngành Tài chính tỉnh phấn đấu thu ngân sách đạt 4.500 tỷ đồng. Ảnh: Đức Thụy
Năm 2018, ngành Tài chính tỉnh phấn đấu thu ngân sách đạt 4.500 tỷ đồng. Ảnh: Đức Thụy

Mặt khác, muốn có tăng trưởng thì phải có nguồn thu ổn định. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc phát triển doanh nghiệp cũng cần có chiến lược lâu dài và đảm bảo các chế độ chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư”-ông Đoàn Khánh Vân-Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, nhìn nhận. Trong năm 2018, tổng thu ngân sách do HĐND tỉnh giao từ 4.200 tỷ đồng trở lên, trong đó phần thu cơ quan Thuế quản lý là 3.857 tỷ đồng.  

Ở phần thu ngân sách do ngành Hải quan quản lý, trong tháng 2-2018 đã thực hiện được 12,1 tỷ đồng, đạt 6,1% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao, bằng 17,6% so với cùng kỳ năm 2017. Ông Nguyễn Xuân-Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, phân tích: “Năm nay, chỉ tiêu thu ngân sách do Bộ Tài chính giao cho Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum là 455 tỷ đồng, trong đó, phần thu của Gia Lai là 198 tỷ đồng, cao gấp đôi năm ngoái. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho chúng tôi vì nguồn thu chủ yếu trên địa bàn từ hoạt động xuất-nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Các nguồn thu từ hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp khó khai thác. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phấn đấu hết sức để hoàn thành nhiệm vụ”.

Trong buổi gặp mặt đầu Xuân Mậu Tuất với ngành Tài chính mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đã thẳng thắn cho rằng: “Muốn tăng trưởng bền vững thì cần tính toán để có các khoản thu, nguồn thu mang tính bền vững. Nếu không phát triển doanh nghiệp thì chúng ta sẽ không có nguồn để thu. Một vấn đề đáng lưu ý hiện nay là số lượng hộ kinh doanh cá thể rất nhiều nhưng đóng góp chỉ 2% tổng thu ngân sách. Do đó, việc hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể lớn nâng quy mô hoạt động lên thành doanh nghiệp sẽ đóng góp nhiều hơn cho ngân sách”.

Bên cạnh đó, ngành Tài chính cần phối hợp với các sở, ngành chức năng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân vốn, tập trung cho công tác đấu thầu, đẩy nhanh việc đền bù giải phóng mặt bằng. “Công trình, dự án đầu tư năm nay không thiếu, vốn rất nhiều. Một khi các dự án triển khai thì mới tạo ra không khí phát triển sản xuất kinh doanh. Nếu chúng ta không tập trung chỉ đạo quyết liệt thì ngành Tài chính, cơ quan Thuế không đảm bảo nguồn thu ngân sách. Đồng thời, cùng với việc hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà máy chế biến nông sản, đương nhiên sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách”-Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.