Niềm vui từ những công trình nước sạch tại Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn WB”, năm 2019, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT đã triển khai xây dựng 3 công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã: Bàu Cạn, Ia Me và Ia Tôr (huyện Chư Prông, Gia Lai) và đang vận hành thử nghiệm. Đây là tín hiệu vui giúp người dân không còn lo lắng về việc thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô.
Nằm trên trục đường chính của tỉnh lộ 665, làng Siu (xã Ia Me) có hơn 230 hộ chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số. Phần lớn các hộ này có giếng đào phục vụ nước sinh hoạt hàng ngày, nhưng nỗi lo thiếu nước vào những tháng cao điểm của mùa khô luôn hiện hữu. Trước nhu cầu bức thiết đó, năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT đã triển khai xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho các hộ dân nơi đây. Đến nay, công trình cơ bản đã hoàn thành các hạng mục và lắp đồng hồ nước đến các hộ dân và đang vận hành thử nghiệm trước khi bàn giao cho địa phương quản lý.
 Công trình cấp nước sạch tại xã Ia Me (huyện Chư Prông) đã hoàn thiện. Ảnh: N.D
Công trình cấp nước sạch tại xã Ia Me (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã hoàn thiện. Ảnh: N.D
Ông Siu Thới-Trưởng thôn Siu-phấn khởi cho biết: “Từ ngày công trình được đầu tư xây dựng, bà con trong làng rất vui. Hy vọng dân làng sẽ không còn chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô”. Cũng được thụ hưởng chương trình trên, bà Nguyễn Thị Mỹ (thôn Bình An, xã Bàu Cạn) cho hay: Cả thôn có hơn 200 hộ dân, chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng đào. Mùa khô, nhiều hộ phải thuê thợ cảo lại giếng 2-3 lần mà vẫn không đủ nước sinh hoạt. Vì vậy, bà con nơi đây rất trông chờ nguồn nước từ công trình để giải bài toán nước sạch sinh hoạt lâu nay.
Ông Phạm Quang Hùng-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Me-thông tin: “Công trình cấp nước sinh hoạt tại làng Siu là mong muốn của các hộ dân nơi đây. Bà con tự nguyện đóng góp mỗi hộ 200 ngàn đồng để lắp đặt đồng hồ nước. Hiện nay, công trình đang vận thành thử nghiệm trước khi bàn giao cho xã quản lý. Sau khi nhận bàn giao, chúng tôi sẽ thành lập một tổ quản lý, vận hành”. Cùng chung niềm vui, bà Trần Thị Thu Hiền-Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn-cho hay: Trước đây chỉ có 180 hộ đăng ký sử dụng nước từ công trình nhưng hiện nay con số này đã lên đến 286 hộ. Để đảm bảo tích nước sử dụng, xã đã cho xây thêm bể chứa cao hơn để đưa nước lên bồn, sớm vận hành công trình trong tháng 2 này.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Yên-Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT-cho hay: Đến nay, cả 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại huyện Chư Prông đã cơ bản hoàn thành. Trong thời gian chạy thử nghiệm, nhà thầu hỗ trợ tiền điện 1 tháng, sau đó sẽ xem xét, điều chỉnh, bổ sung nhu cầu đấu nối của người dân. Mặt khác, đơn vị sẽ phối hợp với Sở Y tế để kiểm tra chất lượng nguồn nước, sao cho công trình phát huy hiệu quả tốt nhất.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).