Niềm vui làng tái định cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 13 năm sau cuộc di dời nhường đất thi công Thủy điện An Khê-Ka Nak, 3 khu tái định cư ở xã Đak Smar (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình một diện mạo mới đẹp đẽ, ấm no. Nét mặt người dân hiện hữu niềm vui về sự khởi sắc của buôn làng.

Ngồi trước ngôi nhà xây tươi màu nắng, già Đinh Duih (thôn 1) kể với tôi chuyện đã qua: “Trước năm 2010, mình ở làng Cam. Hồi ấy, ở dưới đó cuộc sống còn nhiều khó khổ. Đường đi lối lại khó khăn, nhà cửa tạm bợ, bà con chủ yếu gieo bắp, trồng lúa. Sau khi Nhà nước có chủ trương lấy đất làm hồ chứa cho Thủy điện An Khê-Ka Nak, cả làng dời lên khu tái định cư này. Từ đó đến nay, cuộc sống ngày một ổn định, ấm no. Dân làng được ở trong những ngôi nhà xây sạch sẽ, kiên cố, đường bê tông phẳng lì đến tận cổng ngõ. Không những thế, cán bộ huyện còn xuống tận làng hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để các hộ dân phát triển kinh tế. Mừng nhất là nhà nào cũng khấm khá. Nhà mình cũng thế”.

Ông Đinh Duih chăm sóc vườn cao su của gia đình. Ảnh: Thiên Di

Ông Đinh Duih chăm sóc vườn cao su của gia đình. Ảnh: Thiên Di

Cùng chúng tôi trên chiếc xe U oát bon bon qua mấy con đường nội đồng dẫn ra khu đất sản xuất của gia đình, già Duih kể tiếp: “Mình có mấy sào lúa nước liền kề với 1 ha cao su đã khai thác được 5 năm. Còn 9 sào cà phê cách nhà chừng 2 km. Nhờ đường giao thông thuận lợi nên người dân không còn bị tiểu thương ép giá nông sản như ngày trước. Nhà mình năm rồi trừ hết chi phí còn được 100 triệu đồng gửi ngân hàng. Ít bữa nữa, đứa con ra ở riêng sẽ lấy tiền này làm nhà cho nó. Mấy năm trước làm ăn khấm khá, tiền dành dụm được mình dùng để mua máy móc phục vụ sản xuất, làm nhà sàn và một số vật dụng cần thiết phục vụ sinh hoạt”.

Cách khu sản xuất của thôn 1 chừng 1 km là rẫy cao su rộng 1,9 ha của gia đình bà Lê Thị Mậu (thôn 2). Ngưng tay trút mấy chén mủ cao su vào thùng đựng, bà Mậu tâm sự: “Tôi quê ở Thanh Hóa. Vì cuộc sống khó khăn, năm 1996, tôi vào Kbang định cư. Tích cóp được ít tiền, tôi mua mảnh đất tại thôn 2 (cũ) và dựng căn nhà nhỏ để ở. Khi đó, dù không đến mức thiếu thốn lương thực lúc giáp hạt nhưng gia đình cũng bộn bề khó khăn. Đầu năm 2010, gia đình tôi chuyển lên khu tái định cư mới ở. Từ đó đến nay, cuộc sống ngày càng tốt hơn nhờ vào nguồn thu từ 1,9 ha cao su, 200 cây cà phê và hơn 1 sào lúa nước. 5 năm qua, sau khi trừ chi phí, gia đình cũng gom góp được chừng 100 triệu đồng. Nhờ thế mà tôi có tiền nuôi con cái ăn học nên người”.

Bà Lê Thị Mậu bên vườn cao su xanh tốt. Ảnh: Thiên Di

Bà Lê Thị Mậu bên vườn cao su xanh tốt. Ảnh: Thiên Di

Khu tái định cư thôn 2 nằm sát trụ sở UBND xã Đak Smar như khu phố thu nhỏ. Nhà cửa xây dựng san sát nhau. Đường giao thông được đổ bê tông phẳng lì, sạch sẽ. Cây xanh trồng trên vỉa hè tỏa bóng che mát cho nhà dân. Buổi tối, ánh điện chiếu rợp một góc trời.

Ông Lê Duy Tân-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Smar-cho biết: Trước Tết Nguyên đán 2010, hàng trăm hộ dân ở làng Cam, Krối và thôn 2 (cũ) di dời lên 3 khu tái định cư mới ở gần trụ sở UBND xã để nhường đất cho dự án Thủy điện An Khê-Ka Nak. 13 năm sau di dời, đời sống của các hộ dân ở các khu tái định cư ngày càng phát triển. Nhiều hộ dân có thu nhập cao, mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Đơn cử như gia đình các ông: Đinh Blốp thu nhập 250-300 triệu đồng/năm; Đinh Duih thu nhập 70-100 triệu đồng/năm.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Đak Smar, toàn xã có 385 hộ/1.483 khẩu, trong đó người Bahnar chiếm 81%. Điều phấn khởi nhất là thu nhập của bà con Bahnar tăng lên qua từng năm. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người là 34,49 triệu đồng/năm. Những năm tới, chắc chắn thu nhập sẽ tăng lên bởi diện tích trồng mới cây mắc ca của người dân trong xã khá nhiều. Quan trọng nhất là người dân tộc thiểu số trên địa bàn đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm và chú trọng phát triển kinh tế gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.