Những tập tục cần làm cho năm mới hanh thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đưa ông Táo, cúng ông bà, khai bếp đầu năm… được người Việt thực hiện với niềm tin sẽ có một năm mới an yên, tài lộc dồi dào.

Tiến sĩ Trần Long - Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM giải thích những tập tục này không chỉ chứa đựng nét đẹp văn hóa, mà còn hội tụ yếu tố ngũ hành tương sinh. Một số tập tục được cải biến nhằm phù hợp hơn với xã hội hiện đại.

Tiến sĩ cũng tư vấn những điều cần biết, nên thực hiện để đón năm mới bình an, nhiều tài lộc.

Cẩn trọng trong tháng củ mật

"Củ" là coi soát, xem xét; "mật" là cẩn thận. Tháng củ mật, tức tháng 12 âm lịch, mọi người cần coi soát, cẩn mật tất cả vấn đề.

Vì sao như vậy? Dân gian từng nhấn mạnh về những thời điểm khan hiếm hàng hóa qua câu: heo tháng tám, cám tháng giêng, tiền tháng chạp. Tháng 8 nhiều lễ hội nên heo - nguồn thực phẩm chủ yếu - trở nên hiếm. Lúa gạo xay từ trước Tết để ăn dần nên đầu năm không ai xay nữa, không có cám. Tháng chạp hàng hóa lưu thông mạnh, mọi người mua sắm nhiều dẫn đến kẹt tiền dễ nảy sinh trộm cắp.

Vậy nên nhà nhà đều cần chú ý của cải, tránh hao tài. Cửa nẻo, gác xép... cũng cần rà soát, tránh mối mọt, gây tai nạn - vận xui trong năm mới.

Đưa ông Táo về trời    

Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt đều cúng đưa ông Táo chầu trời. Táo quân có 3 vị: bà là Thổ Kỳ lo chuyện chợ búa; ông Thổ Công phục trách bếp núc còn Thổ Địa trông coi nhà cửa, đất đai.

Ông Táo cưỡi cá chép chầu trời chứ không bay hay hóa phép vì gắn liền với điển tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Quay lại bối cảnh của sự tích ông Táo là nền nông nghiệp nghèo khó, hình ảnh cá chép như là một cách gửi gắm ước mơ đổi đời, năm mới thịnh vượng. Ngoài ra, lễ cúng ông Táo còn mang ý nghĩa long trọng vì các vị ở với gia đình thời gian dài, có nhiều tình cảm gắn bó với gia chủ.

Cúng Giao thừa

Đêm 30, bàn cúng được bày biện cho tất cả: thổ địa, thần tài, Phật, ông bà, cô hồn... Có những nhà để đến 3 bàn cúng: ngoài trời cúng cô hồn, trên thềm cho quỷ thần, trong nhà dành riêng cho ông bà.

Ngoài cúng Giao thừa, người Việt còn rất chú trọng việc cúng đón ông bà vì tâm niệm Tết là ngày sum vầy, có nhiều đồ ăn ngon nên phải mời tổ tiên về chung vui, phù hộ con cháu. Khi đưa ông bà đi cũng không quy định thời gian, nếu bận bịu công việc thì cúng sớm, khoảng mùng hai, mùng ba Tết. Nếu có của ăn của để, có thể đến tận mùng bảy mới làm lễ tiễn ông bà.

Khai bếp

Từ xa xưa đến nay, gian bếp có ý nghĩa rất quan trọng, đóng vai trò tái tạo sức lao động và gìn giữ hạnh phúc gia đình. Trước đây, vào ngày Tết, gian bếp là nơi nhà nhà quây quần bên nồi bánh chưng, cùng nhau chia sẻ mọi điều, tạo nên không khí gia đình ấm áp.

Nhưng theo thời gian, vai trò của nồi bánh chưng ngày càng nhạt dần vì nhiều lý do: xu hướng đô thị hóa (không còn không gian rộng rãi đặt nồi bánh chưng), kinh tế dịch vụ phát triển (có bánh chưng gói sẵn)... Khi không còn nồi bánh chưng "giữ lửa" ngày Tết, người Việt tìm kiếm yếu tố khác bổ sung vào.

Do đó, một khái niệm lạ mà quen xuất hiện: khai bếp - xuất phát từ nguyện vọng giữ lửa, không khí ấm áp đoàn viên cho gia đình. Nói lạ mà quen, vì đầu năm nhà nào cũng bật bếp nấu hoặc hâm thức ăn, nhưng ít ai gọi đó là khai bếp. Khi nhu cầu giữ hơi ấm gia đình ngày đầu năm tăng lên, thời khắc khai bếp được chú trọng hơn, khái niệm này mới trở nên phổ biến.

Để năm mới hanh thông, việc khai bếp cần hội đủ 5 yếu tố tượng trưng ngũ hành: kim (nồi, chảo), mộc (đũa tre), thủy (chất lỏng, dầu ăn), hỏa (bếp) và thổ (yếu tố trung tâm - người khai bếp). Không ràng buộc về thời gian, chủ thể và cách thức, việc khai bếp chỉ cần chú ý không quá nóng vội, bếp không nổi lửa quá lớn, chuẩn bị kỹ nguyên vật liệu (gas, dầu) để tránh đầu năm thiếu thốn.

Ngoài ra thay vì nấu nước, hâm đồ ăn, nhiều gia đình chọn cách cùng nhau làm một món chiên, xào bắt đầu bằng chai dầu ăn. Bởi theo lối chơi chữ, dầu đồng âm với giàu, mang ước vọng một năm mới bắt đầu với nhiều may mắn, tài lộc.

 

 Khai bếp hội tụ yếu tố ngũ hành, mang đến không khí ấm áp cho gia đình.
Khai bếp hội tụ yếu tố ngũ hành, mang đến không khí ấm áp cho gia đình.




 Lì xì (mừng tuổi)

Đầu năm, các gia đình đi chúc Tết sẽ lì xì trẻ nhỏ, người già. Phong bao lì xì thường có màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Món tiền nhỏ đặt trong phong bao có nguồn gốc từ câu chuyện 8 ông tiên hóa thành 8 đồng tiền vàng bảo vệ trẻ khỏi quỷ dữ. Do đó, tiền mừng tuổi đại diện cho sự giúp đỡ vô tư, cầu chúc năm mới khỏe mạnh, bình an.

Chưng mâm ngũ quả

Bắt nguồn triết lý âm dương ngũ hành của người xưa, mâm ngũ quả đủ đầy phải đại diện cho 5 màu - 5 vị - 5 mùi, thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên những tinh hoa quý giá trong suốt một năm lao động, mong muốn mọi sự hanh thông.

Đồng thời, tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng và yếu tố nhân sinh quan mà mâm ngũ quả có sự đổi khác ở các vùng miền. Như ở miền Bắc, mâm ngũ quả luôn có chuối, tượng trưng cho bàn tay Phật với nguyện ước được chở che. Các loại quả khác có màu sắc tượng trưng cho các hành trong ngũ hành như táo, cam, quýt... cũng được lựa chọn.

Nhưng người miền Nam lại kỵ một số loại quả vì thói quen biến âm từ vựng. Cụ thể, họ tránh dùng táo - còn gọi là bom vì gây liên tưởng đến nổ, chuối vì sợ cả năm chúi đầu, cam vì né từ cam chịu. Thay vào đó là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung... kết hợp theo quan niệm cầu gì dâng nấy.

Ngày nay, trong đời sống hiện đại, người dân vẫn theo nguyên tắc đủ 5 loại để chưng mâm ngũ quả, nhưng có thể biến thể, không cần thiết đủ 5 màu - 5 vị - 5 mùi. Ngoài ý nghĩa trang trọng trong thờ cúng, có nhiều biến thể mang ý nghĩa hài hước, kết hợp trái cây và các sản vật khác để thể hiện ước mong trong năm mới. Ví như sinh viên thì cầu vừa đủ qua môn (mãng cầu, dừa, đu đủ, khổ qua, củ môn); gia chủ cầu giàu vừa dư xài (mãng cầu, chai dầu ăn, dừa, dưa hấu, xoài).

 

 Mâm ngũ quả hiện đại ngoài trái cây còn có các sản vật khác (trong đó có dầu ăn - đọc trại thành
Mâm ngũ quả hiện đại ngoài trái cây còn có các sản vật khác (trong đó có dầu ăn - đọc trại thành "giàu") gửi gắm mong ước năm mới nhiều tài lộc.



 Ngoài ra, đầu năm mọi thứ đều phải tinh tươm, tươi mới. Vì vậy dọn dẹp nhà cửa, sắp đặt vật dụng gọn gàng cũng là một truyền thống quen thuộc của gia đình Việt Nam.

Hoài Nhơn (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.