Chiêm ngưỡng 4 hiện vật triều Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong 33 hiện vật trên toàn quốc vừa được công nhận Bảo vật quốc gia, Huế có 4 hiện vật, tất cả đều thuộc thời nhà Nguyễn.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia (BVQG) đợt 13 năm 2024 cho 33 hiện vật trên toàn quốc. Trong đợt công nhận này, Huế có 4 hiện vật được công nhận. Các bảo vật ở Huế mới được công nhận đều có từ thời nhà Nguyễn, là hiện vật gốc, độc bản với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, độc đáo.

Các hiện vật được công nhận đợt này của Huế gồm chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng (hiện đặt tại lầu Ngũ Phụng - Đại Nội Huế), cặp tượng rồng thời Thiệu Trị (đặt tại điện Thái Hòa), phù điêu thời Minh Mạng trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và ngai Hoàng đế Duy Tân (bảo quản tại kho cổ vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Theo giới nghiên cứu, hiện vật chuông Ngọ Môn là tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, hội họa, kỹ nghệ đúc đồng thời Minh Mạng (1820-1841) nói riêng và triều Nguyễn (1802-1945) nói chung.

Chuông Ngọ Môn. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế
Chuông Ngọ Môn. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Đây là chiếc chuông duy nhất được đúc để đặt tại không gian cổng chính ở phía nam (Ngọ Môn), cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chuông dùng để sử dụng trong tất cả nghi lễ cung đình, được coi là biểu tượng của vương triều phong kiến. Quốc Sử quán triều Nguyễn đã ghi chép cụ thể điển lệ việc đúc chuông, cách thức, số lượng cũng như quy cách sử dụng của từng loại chuông trong Đại Nam thực lục tùy theo tính chất, vị trí và nội dung của từng nghi lễ.

Cùng với Cửu đỉnh, chuông Ngọ Môn là một trong những bảo vật bằng đồng được đúc dưới thời Minh Mạng hiện hữu tại Đại Nội Huế, là di sản vật thể thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, là bảo vật trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

Hiện vật ngai hoàng đế Duy Tân được triều đình đặc chế riêng cho nhà vua khi ông lên ngôi năm 7 tuổi. Duy Tân là hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn (1802-1945). Để phù hợp với vóc dáng của hoàng đế, triều đình đã cho đặc chế chiếc ngai với kích thước nhỏ dùng trong lễ đăng quang của nhà vua.

Ngai hoàng đế Duy Tân.
Ngai hoàng đế Duy Tân.

Các kiểu thức, hoa văn trang trí trên ngai áp dụng kỹ thuật sơn, thếp vẽ vàng, chạm nổi hay chạm lộng thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng như bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đương thời.

Hiện vật phù điêu bằng đá thời Minh Mạng là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng, thể hiện thông qua bài thơ Ngự chế và bài Minh được khắc trên 2 mặt của phù điêu.

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng.
Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng.

Đây là kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, không chỉ thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá mà còn cho thấy trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân dưới thời Nguyễn.

Hiện vật tượng rồng thời Thiệu Trị là bộ hiện vật bằng đồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc kim ấn bảo tỷ được đúc dưới các triều từ Minh Mạng đến Thiệu Trị với kiểu thức hình con rồng quấn.

Tượng rồng thời Thiệu Trị.
Tượng rồng thời Thiệu Trị.

Tượng rồng nguyên đặt trước hiên điện Càn Thành, là không gian sinh hoạt và làm việc hàng ngày của nhà vua. Thông qua hình ảnh rồng đặc trưng dưới triều Nguyễn, với các mô típ long ẩn vân, hoa cúc - mặt trời và hoa văn trang trí mây, đao lửa, hồi văn chữ công… mang ý nghĩa biểu trưng với vai trò thiên tử, mang thiên mệnh, thể hiện quyền lực vững mạnh của vương quyền cùng khát vọng đất nước thái hòa, thịnh trị, nhân dân thái bình, ấm no…

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Huế, đến nay Huế có 14 hiện vật, nhóm các hiện vật (với tổng số 41 hiện vật) được công nhận là BVQG, gồm bộ Cửu đỉnh (9 hiện vật), Cửu vị Thần công (9 hiện vật), ngai vàng ở điện Thái Hòa, áo tế Giao thời Nguyễn (Long cổn), bia Khiêm cung ký tại lăng vua Tự Đức, đại hồng chung chùa Thiên Mụ, bia Ngự kiến Thiên Mụ tự (chùa Thiên Mụ), bệ thờ Vân Trạch Hòa (Chămpa), bộ chóp tháp Linh Thái (Chămpa, 2 hiện vật), bộ vạc đồng thời chúa Nguyễn (10 chiếc), chuông đồng Ngọ Môn thời Minh Mạng, ngai vàng vua Duy Tân, hai tượng rồng thời Thiệu Trị, trấn phong đá đỏ (phù điêu) thời Minh Mạng.

Đến nay Cố đô Huế có gần 1.000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 101 di tích cấp tỉnh. 6 di sản phi vật thể cấp quốc gia gốm ca Huế, dệt Dèng A Lưới, lễ hội mừng lúa mới của người Pa Cô, tri thức may và mặc áo dài Huế, lễ hội điện Huệ Nam, nghề làm bún Vân Cù.

Đặc biệt, Huế có đến 8 di sản được UNESCO vinh danh thuộc 3 loại hình khác nhau là di sản vật thể (Quần thể di tích Cố đô Huế); di sản phi vật thể (Nhã nhạc - âm nhạc Cung đình Việt Nam), nghệ thuật bài Chòi Trung Bộ, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ); di sản tư liệu (mộc bản, châu bản triều Nguyễn, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và những bản khắc nổi trên Cửu đỉnh trong Hoàng cung).

Theo Ngọc Văn (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.