Đề nghị công nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo là bảo vật quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về việc đề nghị công nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo là bảo vật quốc gia.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo hiện được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông Nguyễn Thế Hồng-Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng đang là chủ sở hữu bảo vật này.

12-6287.jpg
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023. Ảnh nguồn TPO

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo triều Nguyễn cao 10,4 cm, nặng 10,78 kg, mặt hình vuông. Đây là vật báu được truyền từ đời Vua Minh Mạng đến Vua Bảo Đại. Trước khi qua đời, ông Bảo Đại đã để lại tài sản, trong đó có kim ấn này cho vợ người Pháp là bà Monique Baudot. Năm 2021, bà qua đời, những người được thừa kế đã ủy quyền cho hãng Millon đưa ra bán đấu giá vào cuối năm 2022.

Chiều 16-11-2023 (theo giờ Pháp), sau nhiều tháng đàm phán và tiến hành các thủ tục cần thiết, ấn vàng Hoàng đế chi bảo được chuyển giao từ Pháp về Việt Nam.

Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng được chọn là đại diện thực hiện các thủ tục tài chính về quyền lợi các bên liên quan đến ấn vàng theo pháp luật của Cộng hòa Pháp. Đơn vị này cũng thực hiện việc lưu giữ, trưng bày, phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo vệ, phát huy giá trị của ấn vàng tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.