Tận thấy 13 bảo vật quốc gia ở Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉnh Bình Định hiện có 13 bảo vật quốc gia đều là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Chămpa. Trong đó, 8 bảo vật hiện trưng bày tại bảo tàng tỉnh, 5 bảo vật khác đang được lưu giữ ở các địa phương trong tỉnh.

Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định Tạ Xuân Chánh cho hay trong gần 5 thế kỷ là kinh đô của vương quốc Chămpa (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV), vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể vô giá, bao gồm hệ thống đền tháp, thành quách, khu lò gốm cổ in dấu ngàn năm. Ảnh: Trương Định.
Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định Tạ Xuân Chánh cho hay trong gần 5 thế kỷ là kinh đô của vương quốc Chămpa (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV), vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể vô giá, bao gồm hệ thống đền tháp, thành quách, khu lò gốm cổ in dấu ngàn năm. Ảnh: Trương Định.
Đặc biệt là quần thể kiến trúc, tín ngưỡng gồm 8 cụm và 14 tháp Chăm gần như còn nguyên vẹn. Cùng với hệ thống tháp Chăm, thời kỳ vàng son của vương quốc Chămpa cũng đã để lại trên đất Bình Định hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật điêu khắc vô giá. Ảnh: Trương Định.
Đặc biệt là quần thể kiến trúc, tín ngưỡng gồm 8 cụm và 14 tháp Chăm gần như còn nguyên vẹn. Cùng với hệ thống tháp Chăm, thời kỳ vàng son của vương quốc Chămpa cũng đã để lại trên đất Bình Định hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật điêu khắc vô giá. Ảnh: Trương Định.
Cặp tượng chim thần Garuda diệt rắn tháp Mẫm, niên đại giữa thế kỷ XIII, phát hiện năm 2011 tại phế tích tháp Mẫm thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn (nay là khu vực Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn). Năm 2017, được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Cặp tượng chim thần Garuda diệt rắn tháp Mẫm, niên đại giữa thế kỷ XIII, phát hiện năm 2011 tại phế tích tháp Mẫm thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn (nay là khu vực Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn). Năm 2017, được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Chim thần Garuda phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa, thường thể hiện đầu thú (sư tử) mỏ chim, tay người, thân người, chân thú. Trong nghệ thuật tạo hình điêu khắc Chămpa, hình tượng Garuda thường gắn với thần Vishnu hoặc trong tư thế diệt rắn Naga. Ảnh: Trương Định.
Chim thần Garuda phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa, thường thể hiện đầu thú (sư tử) mỏ chim, tay người, thân người, chân thú. Trong nghệ thuật tạo hình điêu khắc Chămpa, hình tượng Garuda thường gắn với thần Vishnu hoặc trong tư thế diệt rắn Naga. Ảnh: Trương Định.
Phù điêu nữ thần Sarasvati, niên đại thế kỷ XII được phát hiện vào năm 1988 tại phế tích tháp Châu Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn (nay thuộc khu vực Châu Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn). Năm 2020, được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Phù điêu nữ thần Sarasvati, niên đại thế kỷ XII được phát hiện vào năm 1988 tại phế tích tháp Châu Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn (nay thuộc khu vực Châu Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn). Năm 2020, được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Nữ thần Sarasvati - vợ của thần Brahma - là nữ thần sáng tạo ra tiếng Phạn, nữ thần của thi ca và nghệ thuật. Hình tượng thể hiện trên phù điêu là nữ thần được tạc nổi trong vòm cung nhọn (tấm lá nhĩ), nữ thần có ba đầu đều đội mũ hình chóp viền dải băng ngọc và hình cánh sen, bốn tay thể hiện vũ nữ đang múa trong tư thế tam đoạn (tribhanga), hai cánh tay chính trong tư thế tĩnh, cánh tay khuỳnh ra hai bên sau đó gập khuỷu tay lại đưa ngang trước ngực và cùng cầm một chiếc bình nước. Ảnh: Trương Định.
Nữ thần Sarasvati - vợ của thần Brahma - là nữ thần sáng tạo ra tiếng Phạn, nữ thần của thi ca và nghệ thuật. Hình tượng thể hiện trên phù điêu là nữ thần được tạc nổi trong vòm cung nhọn (tấm lá nhĩ), nữ thần có ba đầu đều đội mũ hình chóp viền dải băng ngọc và hình cánh sen, bốn tay thể hiện vũ nữ đang múa trong tư thế tam đoạn (tribhanga), hai cánh tay chính trong tư thế tĩnh, cánh tay khuỳnh ra hai bên sau đó gập khuỷu tay lại đưa ngang trước ngực và cùng cầm một chiếc bình nước. Ảnh: Trương Định.
Phù điêu thần Hộ pháp (Dvarapala), niên đại thế kỷ XII, phát hiện năm 1992 tại phế tích có tục danh là gò Mả Chùa, thuộc thôn Đại Hòa, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn) của tỉnh Bình Định. Năm 2021, được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Phù điêu thần Hộ pháp (Dvarapala), niên đại thế kỷ XII, phát hiện năm 1992 tại phế tích có tục danh là gò Mả Chùa, thuộc thôn Đại Hòa, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn) của tỉnh Bình Định. Năm 2021, được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Trong truyền thuyết của Hindu giáo, Hộ pháp là vị môn thần, canh giữ cổng hoặc cửa của những ngôi đền/tháp. Thần có nhiệm vụ bảo vệ đạo pháp, người tu hành, người đến hành lễ, thường thể hiện theo cặp đối xứng, đặt ở hai bên cửa ra vào đền, tháp Chămpa. Ảnh: Trương Định.
Trong truyền thuyết của Hindu giáo, Hộ pháp là vị môn thần, canh giữ cổng hoặc cửa của những ngôi đền/tháp. Thần có nhiệm vụ bảo vệ đạo pháp, người tu hành, người đến hành lễ, thường thể hiện theo cặp đối xứng, đặt ở hai bên cửa ra vào đền, tháp Chămpa. Ảnh: Trương Định.
Phù điêu thần Brahma, niên đại thế kỷ XII-XIII, phát hiện năm 1985 tại tháp Dương Long thuộc thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn. Năm 2016, được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Phù điêu thần Brahma, niên đại thế kỷ XII-XIII, phát hiện năm 1985 tại tháp Dương Long thuộc thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn. Năm 2016, được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Brahma vị thần tối cao, thần sáng tạo ra vũ trụ, đứng đầu trong ba vị thần chính của Ấn Độ giáo, vợ thần Brahma là nữ thần Sarasvati. Ảnh: Trương Định.
Brahma vị thần tối cao, thần sáng tạo ra vũ trụ, đứng đầu trong ba vị thần chính của Ấn Độ giáo, vợ thần Brahma là nữ thần Sarasvati. Ảnh: Trương Định.
Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini, niên đại đầu thế kỷ XII, phát hiện năm 1989 tại phế tích tháp Rừng Cấm, thuộc thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2015, tượng được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini, niên đại đầu thế kỷ XII, phát hiện năm 1989 tại phế tích tháp Rừng Cấm, thuộc thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2015, tượng được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Theo thần thoại Ấn Độ, nữ thần Mahishasuramardini là chị của thần Krishna, vợ của thần Shiva và còn có tên khác là Uma, Parvati, Durga, Devi… nữ thần sinh ra từ sự kết hợp sức mạnh, năng lượng của các vị thần khác để diệt trừ ma quỷ đe dọa trên thế gian. Nữ thần có một chiến công lớn là giết được quỷ đầu trâu Mardini. Tác phẩm điêu khắc thể hiện Mahishasuramardini đang đứng trên lưng hai con Makara quay ngược đầu nhau, hình tượng được xem là độc nhất vô nhị và lớn nhất. Ảnh: Trương Định.
Theo thần thoại Ấn Độ, nữ thần Mahishasuramardini là chị của thần Krishna, vợ của thần Shiva và còn có tên khác là Uma, Parvati, Durga, Devi… nữ thần sinh ra từ sự kết hợp sức mạnh, năng lượng của các vị thần khác để diệt trừ ma quỷ đe dọa trên thế gian. Nữ thần có một chiến công lớn là giết được quỷ đầu trâu Mardini. Tác phẩm điêu khắc thể hiện Mahishasuramardini đang đứng trên lưng hai con Makara quay ngược đầu nhau, hình tượng được xem là độc nhất vô nhị và lớn nhất. Ảnh: Trương Định.
Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ XI, phát hiện năm 1992 tại thôn Bả Canh gần tháp Cánh Tiên trong khu vực thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn). Năm 2024,hai bức tượng được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ XI, phát hiện năm 1992 tại thôn Bả Canh gần tháp Cánh Tiên trong khu vực thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn). Năm 2024,hai bức tượng được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Trương Định.
Hai tượng hộ pháp Dvarapala (còn gọi là tượng ông Đen, ông Đỏ), niên đại thế kỷ XII-XIII, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2020. Hai tượng này được lưu giữ tại chùa Nhạn Sơn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn. Ảnh: Bảo tàng Bình Định.
Hai tượng hộ pháp Dvarapala (còn gọi là tượng ông Đen, ông Đỏ), niên đại thế kỷ XII-XIII, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2020. Hai tượng này được lưu giữ tại chùa Nhạn Sơn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn. Ảnh: Bảo tàng Bình Định.
Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn (một đực, một cái), niên đại nửa sau thế kỷ XII. Trong đó, tượng voi cái cao 176 cm, dài 220 cm, rộng 85 cm, có trọng lượng ước khoảng 750 kg, tượng voi đực cao 200 cm, dài 240 cm, rộng 100 cm, có trọng lượng ước khoảng 800 kg. Hai tượng voi thành Đồ Bàn được đặt đứng chầu trước cửa Vệ môn (thành Nội) thuộc Khu di tích Thành Hoàng Đế. Thành Hoàng Đế được nhà Tây Sơn xây dựng trên cơ sở kinh thành Đồ Bàn của Chămpa. Cặp tượng voi được công nhận bảo vật quốc gia năm 2023. Ảnh: A.C.
Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn (một đực, một cái), niên đại nửa sau thế kỷ XII. Trong đó, tượng voi cái cao 176 cm, dài 220 cm, rộng 85 cm, có trọng lượng ước khoảng 750 kg, tượng voi đực cao 200 cm, dài 240 cm, rộng 100 cm, có trọng lượng ước khoảng 800 kg. Hai tượng voi thành Đồ Bàn được đặt đứng chầu trước cửa Vệ môn (thành Nội) thuộc Khu di tích Thành Hoàng Đế. Thành Hoàng Đế được nhà Tây Sơn xây dựng trên cơ sở kinh thành Đồ Bàn của Chămpa. Cặp tượng voi được công nhận bảo vật quốc gia năm 2023. Ảnh: A.C.
Tượng Phật Lồi hiện thờ tự tại chùa Linh Sơn, ở thôn Hội Thành, xã Nhơn Hội (TP. Quy Nhơn) là tượng thần Shiva - một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật Chămpa, có niên đại thế kỷ XV. Tượng được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2018. Ảnh: Bảo tàng Bình Định.
Tượng Phật Lồi hiện thờ tự tại chùa Linh Sơn, ở thôn Hội Thành, xã Nhơn Hội (TP. Quy Nhơn) là tượng thần Shiva - một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật Chămpa, có niên đại thế kỷ XV. Tượng được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2018. Ảnh: Bảo tàng Bình Định.
Bên cạnh các bảo vật qquốc gia, tại Bảo tàng tỉnh Bình Định hiện còn trưng bày rất nhiều tác phẩm điêu khắc đá từ thời Chămpa. Ảnh: Trương Định.
Bên cạnh các bảo vật qquốc gia, tại Bảo tàng tỉnh Bình Định hiện còn trưng bày rất nhiều tác phẩm điêu khắc đá từ thời Chămpa. Ảnh: Trương Định.
Trụ Văn Bia Đá, thế kỷ XIII, được tìm thấy ở Tháp Đôi ở TP. Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Trương Định.
Trụ Văn Bia Đá, thế kỷ XIII, được tìm thấy ở Tháp Đôi ở TP. Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Trương Định.
Ký tự trên trụ Văn Bia Đá. Ảnh: Trương Định.
Ký tự trên trụ Văn Bia Đá. Ảnh: Trương Định.

Theo Trương Định (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.