Khách quốc tế kéo nhau xem bảo vật quốc gia ở Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
“Khách nước ngoài rất thích tìm hiểu văn hóa, lịch sử của những vùng đất mới. Khi tới Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là điểm đến ưu tiên hơn cả các khu du lịch nhộn nhịp, đông đúc khác”, chị Hoàng Yến, hướng dẫn viên du lịch cho hay.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm nằm ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách ghé thăm, nhất là khách quốc tế. Nơi đây trưng bày nhiều bảo vật quốc gia càng gây thêm sự tò mò, hấp dẫn cho du khách.

Từng đoàn khách nối nhau vào thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm, hầu hết là khách quốc tế. Ảnh: Thanh Hiền.

Từng đoàn khách nối nhau vào thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm, hầu hết là khách quốc tế. Ảnh: Thanh Hiền.

Bảo tàng hiện trưng bày khoảng 400 hiện vật và chia khu trưng bày theo địa điểm tìm ra hiện vật. Ảnh: Thanh Hiền.

Bảo tàng hiện trưng bày khoảng 400 hiện vật và chia khu trưng bày theo địa điểm tìm ra hiện vật. Ảnh: Thanh Hiền.

Trong số hàng trăm hiện vật trưng bày, có 9 bảo vật quốc gia, đặc biệt thu hút sự quan tâm của du khách. Ảnh: Thanh Hiền.

Trong số hàng trăm hiện vật trưng bày, có 9 bảo vật quốc gia, đặc biệt thu hút sự quan tâm của du khách. Ảnh: Thanh Hiền.

Du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Ảnh: Thanh Hiền.

Du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Ảnh: Thanh Hiền.

Đài thờ Trà Kiệu (thế kỷ VII – VIII) xuất xứ ở Trà Kiệu, Quảng Nam, chất liệu sa thạch. Với người Chăm, đài thờ là nơi nối liền thần linh và đền tháp, nối trời và đất. Đài thờ được đặt ở trung tâm ngôi tháp chính, bên trên đài thờ thường đặt Linga - Yoni hoặc tượng thờ liên quan đến vị thần được dâng cúng ngôi tháp. Đài thờ Trà Kiệu phía trên là một Linga, ở giữa là bệ Yoni gồm 2 thớt tròn được trang trí những cánh hoa sen cách điệu đối xứng nhau, phía dưới là chiếc bệ vuông. Ảnh: Thanh Hiền.

Đài thờ Trà Kiệu (thế kỷ VII – VIII) xuất xứ ở Trà Kiệu, Quảng Nam, chất liệu sa thạch. Với người Chăm, đài thờ là nơi nối liền thần linh và đền tháp, nối trời và đất. Đài thờ được đặt ở trung tâm ngôi tháp chính, bên trên đài thờ thường đặt Linga - Yoni hoặc tượng thờ liên quan đến vị thần được dâng cúng ngôi tháp. Đài thờ Trà Kiệu phía trên là một Linga, ở giữa là bệ Yoni gồm 2 thớt tròn được trang trí những cánh hoa sen cách điệu đối xứng nhau, phía dưới là chiếc bệ vuông. Ảnh: Thanh Hiền.

Bốn mặt quanh khối vuông được chạm trổ nhiều người. Bốn góc đài thờ có bốn chú sư tử đưa hai chân trước lên đỡ bệ thờ. Ở giữa hai thớt tròn Yoni, trước kia có một thớt tròn chạm trổ ngực phụ nữ xung quanh nay đã thất lạc. Đài thờ Trà Kiệu được đánh giá là một trong những kiệt tác điêu khắc. Đài thờ được đưa về bảo tàng năm 1901, được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Ảnh: Thanh Hiền.

Bốn mặt quanh khối vuông được chạm trổ nhiều người. Bốn góc đài thờ có bốn chú sư tử đưa hai chân trước lên đỡ bệ thờ. Ở giữa hai thớt tròn Yoni, trước kia có một thớt tròn chạm trổ ngực phụ nữ xung quanh nay đã thất lạc. Đài thờ Trà Kiệu được đánh giá là một trong những kiệt tác điêu khắc. Đài thờ được đưa về bảo tàng năm 1901, được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Ảnh: Thanh Hiền.

Tượng bồ tát Tara/ Laksmindra Lokesvara (cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X), xuất xứ Đồng Dương, Quảng Nam, cao gần 1,15 m, chất liệu đồng, được người dân địa phương tình cờ tìm thấy năm 1978. Tác phẩm này là một trong những tượng Tara bằng đồng quan trọng nhất được phát hiện tại khu vực Đông Nam Á. Hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Ảnh: Thanh Hiền.

Tượng bồ tát Tara/ Laksmindra Lokesvara (cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X), xuất xứ Đồng Dương, Quảng Nam, cao gần 1,15 m, chất liệu đồng, được người dân địa phương tình cờ tìm thấy năm 1978. Tác phẩm này là một trong những tượng Tara bằng đồng quan trọng nhất được phát hiện tại khu vực Đông Nam Á. Hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Ảnh: Thanh Hiền.

Du khách vây quanh tượng thần Ganesha (thế kỷ VII), xuất xứ Mỹ Sơn, Quảng Nam, chất liệu sa thạch. Tượng được phát hiện vào năm 1903 khi Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tiến hành khảo cổ tại di tích Mỹ Sơn, và được đưa về lưu giữ tại bảo tàng từ năm 1918. Đây là một trong những tượng tròn hiếm hoi thể hiện vị thần ở dạng thức đứng, còn tương đối nguyên vẹn. Hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2020. Ảnh: Thanh Hiền.

Du khách vây quanh tượng thần Ganesha (thế kỷ VII), xuất xứ Mỹ Sơn, Quảng Nam, chất liệu sa thạch. Tượng được phát hiện vào năm 1903 khi Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tiến hành khảo cổ tại di tích Mỹ Sơn, và được đưa về lưu giữ tại bảo tàng từ năm 1918. Đây là một trong những tượng tròn hiếm hoi thể hiện vị thần ở dạng thức đứng, còn tương đối nguyên vẹn. Hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2020. Ảnh: Thanh Hiền.

Tượng Gajasimha (thế kỷ XII), xuất xứ tháp Mẫm, Bình Định, chất liệu sa thạch. Tượng được tìm thấy trong cuộc khai quật tại Tháp Mẫm năm 1933-1934 do EFEO thực hiện, và được đưa về bảo tàng từ năm 1935. Ảnh: Thanh Hiền.

Tượng Gajasimha (thế kỷ XII), xuất xứ tháp Mẫm, Bình Định, chất liệu sa thạch. Tượng được tìm thấy trong cuộc khai quật tại Tháp Mẫm năm 1933-1934 do EFEO thực hiện, và được đưa về bảo tàng từ năm 1935. Ảnh: Thanh Hiền.

Apsara (thế kỷ X) xuất xứ Trà Kiệu, Quảng Nam, chất liệu sa thạch. Apsara là nàng tiên trong thần thoại Ấn Độ. Một góc đài thờ hiện đang trưng bày được điêu khắc nổi hai vũ nữ Apsara cùng hai nhạc công Gandharva đang chơi đàn. Ảnh: Thanh Hiền.

Apsara (thế kỷ X) xuất xứ Trà Kiệu, Quảng Nam, chất liệu sa thạch. Apsara là nàng tiên trong thần thoại Ấn Độ. Một góc đài thờ hiện đang trưng bày được điêu khắc nổi hai vũ nữ Apsara cùng hai nhạc công Gandharva đang chơi đàn. Ảnh: Thanh Hiền.

Yasna, du khách đến từ Iran chia sẻ rất ấn tượng với những hiện vật trong bảo tàng và ngưỡng mộ vì đã khai quật, lưu trữ được những cổ vật ngàn năm tuổi. Ảnh: Thanh Hiền.

Yasna, du khách đến từ Iran chia sẻ rất ấn tượng với những hiện vật trong bảo tàng và ngưỡng mộ vì đã khai quật, lưu trữ được những cổ vật ngàn năm tuổi. Ảnh: Thanh Hiền.

Đây là điểm đến lý tưởng dành cho những người đam mê tìm hiểu văn hóa, đặc biệt là văn hóa Chămpa. Ảnh: Thanh Hiền.

Đây là điểm đến lý tưởng dành cho những người đam mê tìm hiểu văn hóa, đặc biệt là văn hóa Chămpa. Ảnh: Thanh Hiền.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm cho hay trong tháng 8 vừa qua, bảo tàng đón khoảng 11.000 lượt du khách đến tham quan. Ảnh: Thanh Hiền.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm cho hay trong tháng 8 vừa qua, bảo tàng đón khoảng 11.000 lượt du khách đến tham quan. Ảnh: Thanh Hiền.

Theo Thanh Hiền (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Sau một loạt đường bay mới từ Hàn Quốc và các nước Trung Á, Đông Âu, đảo Ngọc Phú Quốc tiếp tục khẳng định sức hút mới của mình khi đón đường bay thẳng từ Singapore, trở thành điểm đến cuối tuần mới của nhiều du khách quốc tế.

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.