Miếu An Xuyên và Đình Tân Tạo được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 28-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã ký các Quyết định số 760/QĐ-UBND và 761/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với miếu An Xuyên và đình Tân Tạo (thị xã An Khê).

Theo đó, miếu An Xuyên hay còn gọi miếu Bà, vạn An Xuyên thuộc tổ 4, phường Tây Sơn. Miếu thờ thủy long thần nữ nương nương, hà bá, lang lại đại tướng quân, bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, kim niên hành khiển hành binh, sơn thủy thạch thần, thổ công, táo quân, sơn lâm chúa xứ, ngũ kỳ thần tượng, tiền hiền, hậu hiền, tiêu diện đại lực sĩ, âm hồn, cô hồn.

mieu-an-xuyen-phuong-tay-son-dang-duoc-thi-xa-an-khe-lap-ho-so-khoa-hoc-de-nghi-xep-hang-di-tich-lich-su-cap-tinh-anh-ngoc-minh.jpg
Miếu An Xuyên thuộc tổ 4, phường Tây Sơn (thị xã An Khê) được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: Ngọc Minh

Ngoài ra, qua thu thập thông tin tại miếu An Xuyên các nhà nghiên cứu còn thấy thờ hỏa hồng thần nữ tức nữ thần lửa được thờ trong dinh Cô ngoài sân đối diện với dinh ông Hổ (Sơn lâm chúa xứ).

Miếu An Xuyên là nơi duy nhất tại Gia Lai thờ thủy thần, bao gồm vị thần chính là bà thủy long cùng hà bá, lang lại đại tướng quân (rái cá được thần thánh hóa).

Đình Tân Tạo tọa lạc tại thôn 5 (xã Thành An) là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của người dân làng Tân Tạo xưa, đã được chính quyền Trung ương thời phong kiến công nhận từ năm 1911. Hàng năm, tại đình Tân Tạo diễn ra lễ cúng Quý Xuân vào ngày 15 và 16-2 âm lịch.

Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, thay đổi địa điểm, cải cách văn hóa, điều kiện kinh tế khó khăn nhưng đình Tân Tạo còn giữ được 2 đạo sắc thần nguyên vẹn từ năm 1911 và một số câu đối ván gỗ từ năm 1914 và 1943.

Miếu An Xuyên và đình Tân Tạo được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích.

Có thể bạn quan tâm

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.