“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Ngày 3-3-1994, nhân kỷ niệm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và Ngày Biên phòng toàn dân, chị Võ Thị Thúy Cải-Trưởng phòng VH-TT huyện Chư Păh (nay là huyện Ia Grai) và Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ia O thay mặt 2 đơn vị ký kết chương trình phối hợp xây dựng “Điểm sáng văn hóa vùng biên” tại xã Ia O để xây dựng điểm sáng văn hóa được nhen nhóm từ làng Bi nơi biên giới.

Trước thời điểm đó, làng Bi hoàn toàn trắng về VH-TT, y tế, giáo dục. Cả làng chỉ có 1 phòng học diện tích 40 m2, do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia O cử người đứng lớp dạy chương trình lớp 1, 2. Các đội chiếu phim lưu động cũng chưa đến được với người dân, dịch bệnh xảy ra liên miên.

Để làng Bi trở thành “điểm sáng văn hóa”, Phòng VH-TT huyện và Đồn Biên phòng Ia O đã triển khai nhiều hoạt động. Từ tuyên truyền, vận động bà con ăn ở vệ sinh, “sạch làng tốt ruộng”, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống... đến các chương trình quy mô như: “Ngày hội văn hóa vùng biên”, “Bộ đội giúp dân làm đường, tổng vệ sinh thôn làng”, “Giúp dân làm nhà rông”... đều được người dân tích cực hưởng ứng.

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn cũng thường xuyên có mặt ở địa bàn giúp dân làng sản xuất, tu sửa trường học, làm nhà ở cho các đối tượng chính sách. Đặc biệt, người dân không thể quên được hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Biên phòng trong vai trò là “thầy giáo quân hàm xanh” ở các lớp học xóa mù chữ.

Khoảng năm 1995, ngành VH-TT đầu tư xây dựng trạm truyền thanh đặt tại làng Bi. Sau khi hoàn thành, trạm được giao cho Đồn Biên phòng Ia O quản lý, vận hành.

Từ đây, mỗi sáng, mỗi chiều, người dân làng Bi đều háo hức chờ nghe tin tức do lực lượng Bộ đội Biên phòng chọn lọc từ các phương tiện thông tin đại chúng rồi đọc qua hệ thống phát thanh phục vụ cộng đồng.

“Điểm sáng văn hóa” làng Bi dần trở thành phong trào được nhân rộng ra toàn xã Ia O. Từ đây, chương trình không chỉ là hoạt động của các bên đã tham gia ký kết, mà còn nhận được sự đồng hành của cả ngành VH-TT và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Thư viện tỉnh tiến hành luân chuyển sách báo đến các đồn Biên phòng, các điểm Bưu điện văn hóa xã. Bình quân mỗi năm có trên 10.000 bản sách báo được luân chuyển đến những địa chỉ trên. Cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng có điều kiện cập nhật thông tin mới, nâng cao chất lượng hoạt động VH-TT.

Đoàn Nghệ thuật Đam San (nay là Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) mỗi năm tổ chức 10 buổi biểu diễn phục vụ biên giới; đội thông tin lưu động phục vụ 16 buổi; các đội xung kích điện ảnh hàng năm phục vụ mỗi làng 2 buổi; đoàn nghệ thuật thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh mỗi năm có khoảng 5-6 buổi biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng và người vùng biên giới.

Chỉ tính riêng trong năm 2002, Ban Chỉ đạo chương trình phối hợp với Tổng Công ty Sách & Thiết bị trường học, Công ty Điện ảnh-Văn hóa tổng hợp tỉnh trao tặng 5.000 cuốn sách, 1 máy nổ trị giá 7 triệu đồng và 50 triệu đồng để xã Ia O xây dựng lớp học; tặng Đồn Biên phòng Ia O 1 chiếc ti vi 25 inch để phục vụ bà con.

Sau 10 năm triển khai chương trình, đến năm 2003, ở điểm sáng văn hóa vùng biên Ia O (lúc này đã được chia tách thành 2 xã Ia O và Ia Chía) có 2 trạm truyền thanh; 2 chảo parabol thu sóng truyền hình.

Riêng xã Ia O (mới) có 7 làng đã khôi phục được nhà rông truyền thống, các làng đều có đội cồng chiêng, đội bóng đá, bóng chuyền... hướng thanh niên tham gia các sinh hoạt văn hóa lành mạnh.

Năm 1998, cả 2 xã Ia O và Ia Chía đều đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Sức khỏe của người dân trong vùng luôn được quân-dân y phối hợp chăm lo.

Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Công ty Điện ảnh-Văn hóa tổng hợp cũng kết nghĩa với Đoàn xã Ia O, Chi Đoàn làng Bi và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực phục vụ cộng đồng.

Tham gia vào hoạt động văn hóa-tuyên truyền trong thập niên 90 của thế kỷ trước còn có các đội văn nghệ quần chúng, các đội cồng chiêng. Để nhân rộng mô hình, hàng năm, phòng VH-TT các huyện biên giới thường tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng, liên hoan cồng chiêng theo cụm xã hoặc giao lưu văn nghệ giữa đồn Biên phòng, trường học và các cụm dân cư, tạo cho vùng biên một không khí tươi mới, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Thông qua hoạt động tuyên truyền kết hợp với những điều “mắt thấy tai nghe” từ việc làm của lực lượng Bộ đội Biên phòng và cán bộ VH-TT, nhận thức của đồng bào vùng biên dần chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững an ninh-chính trị nơi biên cương Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.