Làng Hle giữ nghề đan lát truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo quan niệm của dân làng Hle (xã Ia Pia, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), đàn ông biết đan lát thì mới được nhiều người quý mến. Vì thế, ngay từ khi mới 15 tuổi, hầu hết đàn ông trong làng đã thạo nghề.

Chúng tôi đến làng Hle khi những tia nắng cuối ngày dần tắt. Dù đang là thời điểm thu hoạch cà phê nhưng không khó để bắt gặp hình ảnh những người đàn ông lớn tuổi ngồi trước hiên nhà chăm chú vót nan để đan gùi, đan nia. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Rơ Lan Nhoi (SN 1956) cho biết: Năm 15 tuổi, ông đã biết đan gùi. Hiện ông đan được nhiều loại gùi khác nhau. Gùi do ông đan vừa đẹp lại bền nên được bà con dân làng đặt mua.

Theo ông Nhoi, gùi của người Jrai ở làng Hle có nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, mỗi chiếc gùi đều có 3 bộ phận gồm: đế, thân và dây đeo. Trong đó, phần đế và thân được làm từ cây lồ ô, dây đeo được làm bằng mây. Trước đây, ông vượt hàng chục cây số lên tận các ngọn đồi ở xã Ia Mơ để chặt lồ ô và mây. Vài năm gần đây, ông trồng lồ ô sau vườn, còn mây thì mua.

“Vào vụ thu hoạch nông sản, người dân không đi chặt cây mây được, tôi phải mua dây đai nhựa về làm dây đeo. Khi thu hoạch nông sản xong, tôi lại vận động dân làng và các con đi chặt mây về bán cho các hộ làm gùi để những chiếc gùi làm ra luôn giữ được nét truyền thống của dân tộc”-ông Nhoi chia sẻ.

ong-nhoi-bia-trai-chi-cho-chau-trai-cach-dan-gui.jpg
Ông Nhoi (bìa trái) chỉ cho cháu trai cách đan gùi. Ảnh: N.H

Cách đó không xa, anh Rơ Mah Brơn (SN 1980) cũng đang tỉ mẩn ngồi vót từng chiếc nan để hoàn thành nốt phần đế của chiếc gùi. Cũng giống như ông Nhoi, 15 tuổi, anh Brơn cũng đã biết đan gùi. Ban đầu, anh phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành 1 chiếc gùi nhỏ. Sau đó, nhờ được cha chỉ dạy, anh dần có kinh nghiệm và trở thành một trong những người đan gùi đẹp nhất làng.

“Tôi đan gùi để vợ con sử dụng và tặng cho người thân. Tranh thủ buổi tối, tôi ngồi đan khoảng 2-3 tiếng đồng hồ và sau 3 đêm như thế sẽ hoàn thành 1 chiếc gùi”-anh Brơn nói.

du-ban-ron-voi-mua-thu-hoach-ca-phe-nhung-ong-ro-mah-bron-van-tranh-thu-dan-gui-de-su-dung.jpg
Vào thời gian rảnh, anh Rơ Mah Brơn tranh thủ đan gùi để sử dụng. Ảnh: N.H

Tương tự, ông Rơ Lan Rêm (SN 1960) cũng biết đan gùi từ nhỏ. Trước đây, thấy bố ngồi đan gùi dưới ánh sáng đèn dầu, ông luôn ngồi cạnh bên quan sát, học hỏi.

Đến năm 16 tuổi, ông đã biết đan những chiếc gùi đơn giản. Sau khi lập gia đình, ông dành thời gian đan gùi cho người thân sử dụng. Cũng nhờ sự chỉ dạy của ông mà con trai và 6 người con rể đều đã biết đan gùi truyền thống.

Cùng chúng tôi dạo một vòng quanh làng, ông Rơ Lan Kép-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hle-cho hay: Làng hiện có 178 hộ, trong đó, hơn 50% số hộ có người biết đan gùi. Đặc biệt, những người biết đan gùi lớn tuổi rất tâm huyết trong việc trao truyền kinh nghiệm cho thế hệ trẻ.

Trao đổi với P.V, ông Kpăh Thoắc-Chủ tịch UBND xã Ia Pia-cho biết: Hiện nay, đồng bào Jrai trong xã vẫn còn gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc như: cồng chiêng, kể khan, đan lát, dệt thổ cẩm. Trong đó, làng Hle có nhiều người thạo nghề đan lát nhất. Trong Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Ia Pia giai đoạn 2021-2035, xã đã quy hoạch làng Hle trở thành làng nghề truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null