Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, người dân xã Ia Pết (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) giữ gìn và phát huy nghề đan lát truyền thống để tạo ra thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

ia-pet-giu-gin-phat-huy-nghe-dan-lat-truyen-thong-bg.jpg
Với người dân xã Ia Pết, việc tham gia trưng bày sản phẩm tại các ngày hội văn hóa do tỉnh và huyện tổ chức là để góp phần giữ gìn và phát huy nghề đan lát truyền thống. Ảnh: N.H

Ông Lữ Quốc Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pết-cho biết: Từ lâu, nghề đan lát thủ công không chỉ là nét đẹp truyền thống mà còn trở thành sinh kế của bà con địa phương. Từ cây mây, cây giang mọc ở trên rừng, qua bàn tay khéo léo của người dân đã biến thành các sản phẩm có ích như: gùi, rổ, rá, nong, nia, mô hình nhà rông, giỏ xách... với hoa văn đẹp mắt, được khách hàng gần xa ưa chuộng.

Học đan lát từ năm 13 tuổi, anh Rinh (40 tuổi, trú tại làng Nglơm Thung) không nhớ nổi mình đã làm ra bao nhiêu sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình và bà con trong vùng. Hàng năm, cứ hết mùa vụ, anh lại cùng thanh niên trong làng lên rừng tìm giang, mây về đan lát, vừa giúp tăng thu nhập, vừa giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc mình.

Chia sẻ về kinh nghiệm làm nghề, anh Rinh cho hay: “Người thợ đan lát phải có tính cần cù, kiên nhẫn. Để làm ra sản phẩm bền đẹp, khâu chọn nguyên liệu phải kỹ lưỡng. Cây giang, cây mây phải già thì mới chắc, khi chẻ thành nan mới bóng đẹp.

Mỗi tháng, ngoài làm nương rẫy, mình tranh thủ đan lát thêm lúc rảnh rỗi, kiếm thêm thu nhập hơn 10 triệu đồng. Đan lát là nghề truyền thống của dân tộc nên mình cũng như nhiều người dân trong làng vẫn miệt mài giữ nghề và tận tâm truyền dạy cho con cháu”.

Làng Nglơm Thung có 260 hộ, 80% người dân làm thêm nghề đan lát. Trưởng thôn Y Gia Long cho hay: Nhờ nghề này mà nhiều hộ có thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, nhiều học sinh sau giờ đi học về cũng phụ giúp gia đình bằng nghề đan lát để có thêm tiền mua sách vở.

Tương tự, làng Al Klah cũng được nhiều người biết đến với nghề đan lát. Ông Yoi-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Al Klah-bày tỏ: “Thanh niên, đàn ông, phụ nữ trong làng ai cũng đều biết đan lát. Trước đây, người dân chủ yếu đan gùi dùng trong sinh hoạt gia đình nhưng sau này đan theo nhu cầu của người tiêu dùng đặt hàng.

Sản phẩm đan lát của bà con không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn có đơn đặt hàng từ nước ngoài. Điều này khiến chúng tôi yên tâm gắn bó và phát triển nghề truyền thống”.

Đưa mắt nhìn ngắm chiếc gùi đang hoàn thiện được 80%, ông Hyoi (làng Al Klah) chia sẻ: Để hoàn thiện một sản phẩm thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là đi lấy giang, mây, tre, nứa ở trên rừng. Sau đó, mang về chẻ ra nhiều sợi nan nhỏ, phơi sơ rồi mới tiến hành đan.

Đối với các sản phẩm có yêu cầu họa tiết, hoa văn thì khâu chuẩn bị tốn nhiều thời gian hơn. Người đan phải dành nhiều thời gian để tính toán, đếm sợi, chia sợi, sau đó tiến hành nhuộm màu. Những hoa văn của đồng bào Jrai hiện diện trên những chiếc gùi với gam màu chủ đạo là đỏ và đen.

Cũng theo ông Hyoi, giá bán sản phẩm phụ thuộc vào hoa văn, mẫu mã, độ khó và kích thước. Một chiếc gùi đơn giản thường có giá khoảng 150-300 ngàn đồng, những chiếc gùi có hoa văn giá từ 700 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, còn gùi có nắp giá 1,5-2 triệu đồng. Hiện nay, người dân xã Ia Pết còn làm thêm các mặt hàng khách có nhu cầu như: mô hình nhà rông, gùi nhỏ để trang trí...

anh-rinh-thu-2-tu-trai-qua-dang-huong-dan-hoc-sinh-tren-dia-ban-xa-dan-nhung-chiec-gui-nho-anh-siu-luy.jpg
Anh Rinh (thứ 2 từ trái qua) đang hướng dẫn học sinh trên địa bàn xã đan những chiếc gùi nhỏ. Ảnh: Siu Luy

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.

Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số thương lái còn mang sản phẩm do bà con trong xã làm ra đi bán cho người dân nước bạn Campuchia.

“Tại lễ hội cỏ hồng gắn với Ngày hội Văn hóa các dân tộc và phiên chợ hàng nông sản huyện Đak Đoa năm 2024 và Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh Gia Lai vừa qua, các sản phẩm đan lát của nghệ nhân huyện Đak Đoa được trưng bày và bán ra hơn 100 sản phẩm, trong đó có những chiếc gùi trị giá lên tới 1 triệu đồng.

Để giúp người dân phát huy nghề truyền thống, xã đang xây dựng sản phẩm đan lát của địa phương đạt chứng nhận OCOP. Đồng thời, xã mong muốn các cơ quan, ban, ngành của huyện, tỉnh hỗ trợ quảng bá các sản phẩm đan lát của xã đến với đông đảo người tiêu dùng”-Chủ tịch UBND xã Ia Pết cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

(GLO)- Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những đội cồng chiêng “nhí” ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) không chỉ là kế thừa mà còn trở thành nhịp cầu nối dài mạch nguồn văn hóa truyền thống, để hồn cốt dân tộc tiếp tục sống mãi qua từng thế hệ.

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.