(GLO)- Theo quan niệm của dân làng Hle (xã Ia Pia, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), đàn ông biết đan lát thì mới được nhiều người quý mến. Vì thế, ngay từ khi mới 15 tuổi, hầu hết đàn ông trong làng đã thạo nghề.
(GLO)- Những năm qua, người dân xã Ia Pết (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) giữ gìn và phát huy nghề đan lát truyền thống để tạo ra thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.
(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.
(GLO)- Tranh thủ thời gian nhàn rỗi, nhiều thanh niên Bahnar ở huyện Kông Chro bắt tay vào việc đan gùi, đan rổ... Công việc này không chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà còn góp sức giữ gìn nghề truyền thống.
Tối 1-8, tại Quảng trường huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Kbang bế mạc cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Định cư và sinh sống lâu đời ở huyện Kon Plông, đồng bào người Xơ Đăng (Mơ Nâm, Ka Dong), Hrê luôn coi trọng việc gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
(GLO)- Tuy đã 84 tuổi nhưng ông Siu Hơng (làng Ấp, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài với nghề đan lát. Những sản phẩm đẹp mắt, có hoa văn tinh xảo của ông không chỉ mang lại thu nhập mà còn góp phần lan tỏa đam mê gìn giữ nghề truyền thống cho thế hệ trẻ vùng biên.
(GLO)- Dù những cuộc hội tụ bản sắc liên tục diễn ra nhưng chưa khi nào người dân và du khách thôi ngạc nhiên về những giá trị văn hóa mà vùng đất Gia Lai dung chứa. Con số 24 ngàn lượt khách tham gia trải nghiệm “Ngày hội di sản văn hóa năm 2023” do Bảo tàng tỉnh tổ chức thêm một lần nữa khẳng định chỗ đứng của di sản văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân.
Làng Thọ Đơn, phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nổi tiếng với nghề đan lát có lịch sử hàng trăm năm. Đan lát là nghề chính, nuôi nấng bao thế hệ người dân, gắn liền từ thuở sơ khai mở đất lập làng này.
(GLO)- Bằng sự tỉ mỉ, khéo léo, người dân làng Ngơm Thung (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã làm nên những chiếc gùi, rổ, rá… xinh xắn, bền đẹp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai nơi đây.
(GLO)- Nghề đan lát không chỉ giúp nhiều gia đình ở xã Tơ Tung (huyện Kbang) có thêm nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo tồn nghề thủ công truyền thống của đồng bào Bahnar.
(GLO)- Nhiều năm nay, ông Rơ Mah Ngeng (làng Dơ Nâu Ó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê) gắn bó với nghề đan lát và tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ với mong muốn lưu giữ nét đẹp truyền thống của cha ông.
Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh“ của ông A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà. Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.
(GLO)- Mặc dù đã 61 tuổi nhưng ông Rơ Châm Nguich (làng Dút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vẫn đam mê với nghề đan lát. Những sản phẩm làm ra không chỉ giúp ông có thêm thu nhập mà còn góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống.
Dù năm nay đã 75 tuổi nhưng hàng ngày, nghệ nhân A Lim ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) vẫn duy trì việc đan lát như một niềm đam mê đã ăn vào máu của ông. Việc làm của ông không chỉ để có thêm thu nhập đỡ đần con cháu mà trên hết, ông muốn lưu giữ nghề đan lát và bảo tồn văn hóa truyền thống của người Ba Na.
(GLO)- Nhờ nghề đan lát, nhiều người dân xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) không những có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn mà còn góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống.