Nghệ nhân Nay Thơi: Trọn tình yêu với văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn có những con người vẫn ngày ngày âm thầm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nghệ nhân Nay Thơi là một trong số đó.

Hành trình giữ gìn bản sắc

Ông Nay Thơi sinh năm 1963, lớn lên tại buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa. Từ nhỏ, ông đã được tiếp cận những làn điệu dân ca, học cách đánh chiêng cũng như các nghề thủ công truyền thống của người Jrai. Với niềm đam mê, sự khéo léo cùng năng khiếu sẵn có, ông nhanh chóng chinh phục tất cả những gì được ông cha trao truyền.

Không chỉ giỏi hát dân ca Jrai, ông Nay Thơi còn là một tay trống, tay chiêng điêu luyện. Những âm thanh vang vọng từ đôi tay tài hoa của ông không chỉ truyền cảm hứng mà còn giúp thế hệ sau hiểu và trân trọng hơn di sản cha ông để lại.

Bên cạnh âm nhạc, ông còn được mệnh danh là bậc thầy trong nghề đan lát. Ông tỉ mỉ đan những vật dụng như trẹt, gùi, thúng, nia... phục vụ cho sinh hoạt gia đình và đời sống cộng đồng. Nghề đan lát không đơn thuần là một nghề thủ công mà còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc, thể hiện sự khéo léo và tinh thần lao động sáng tạo của người Jrai.

1-1456.jpg
Nghệ nhân Nay Thơi biểu diễn tiết mục hát dân ca trong chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Ảnh: N.M

Với những cống hiến không ngừng nghỉ, nghệ nhân Nay Thơi đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông thường xuyên truyền dạy cho lớp trẻ trong buôn về cách hát dân ca, đánh chiêng và đan lát để văn hóa Jrai không bị mai một theo thời gian. Ngoài ra, ông còn tích cực quảng bá văn hóa dân tộc thông qua việc tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan hát dân ca, ngày hội văn hóa các dân tộc... và nhiều chương trình, sự kiện văn hóa khác.

Ông Rơ Ô Thoen-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Đất Bằng-cho biết: “Hầu như các hoạt động văn hóa do các cấp tổ chức, ông Nay Thơi đều tham gia rất nhiệt tình và có trách nhiệm. Ông cũng thường xuyên hỗ trợ chúng tôi trong việc chuẩn bị đạo cụ, tổ chức tập luyện biểu diễn các tiết mục, phục dựng lễ hội truyền thống để đoàn nghệ nhân tham gia các hoạt động của huyện và tỉnh.

Mới đây nhất, đoàn nghệ nhân xã Đất Bằng đã tham gia chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”, Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số và Hội chợ kết nối nông sản huyện Krông Pa lần thứ II-2024. Trong đó, vai trò của ông Nay Thơi là rất lớn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Âm thầm cống hiến cho cộng đồng

Nhờ tâm huyết truyền dạy của ông Nay Thơi, nhiều người trẻ trong buôn Ia Rpua đã học được những kỹ năng về đan lát, đánh chiêng cũng như chế tác các đạo cụ phục vụ lễ hội truyền thống của dân tộc. Ông cũng được bà con tín nhiệm bầu làm già làng, người có uy tín của buôn. Trước đây, ông từng tham gia công tác xã hội tại địa phương, đảm nhiệm vị trí Bí thư Chi bộ buôn, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Ông Kpă Mip-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đất Bằng-nhận xét: “Ông Nay Thơi là người có uy tín, luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động tại địa phương; gương mẫu chấp hành và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những đóng góp của ông đối với buôn rất quý và đáng ghi nhận”.

Gia đình ông Nay Thơi cũng được dân làng ngưỡng mộ khi cả 3 người con đều trưởng thành và có công việc ổn định. Con trai đầu hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Uar; người con trai thứ 2 đang giữ chức Phó Trưởng Công an xã Ia Mláh và con trai út đang thuộc biên chế Cảnh sát Cơ động tỉnh.

Ngoài các hoạt động văn hóa, vợ chồng ông Thơi còn chăm lo phát triển kinh tế gia đình với 3 ha mì, mía; chăn nuôi 9 con bò và hàng chục con dê, mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhờ sự cần cù và tinh thần lao động bền bỉ, gia đình ông có cuộc sống ấm no, trở thành tấm gương cho bà con trong buôn noi theo.

Dù tuổi đã cao nhưng ông Nay Thơi vẫn miệt mài với việc trao truyền những giá trị truyền thống cho thế hệ sau. “Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Nếu mất đi văn hóa, chúng ta sẽ mất đi chính mình”-ông thường nói như vậy với những người trẻ trong buôn mỗi khi hướng dẫn họ tập luyện đánh chiêng, đan lát... “Mình cố gắng sống tốt, nhiệt tình truyền dạy bằng đam mê để góp phần phát huy bản sắc của đồng bào mình, cùng bà con buôn làng đoàn kết xây dựng quê hương”-ông Thơi tâm niệm.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.