Gia Lai: Thi đan lát, dệt vải và ẩm thực truyền thống để phục vụ du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 17-11, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch khai mạc “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch và “Cuộc thi tay nghề ẩm thực du lịch truyền thống”.

dscf8666.jpg
Trao hoa và cơ lưu niệm cho các đội tham gia cuộc thi ẩm thực truyền thống. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch thu hút 20 nghệ nhân của TP. Pleiku, trong đó có 13 người dệt vải, 7 người đan lát.

Tại cuộc thi, các nghệ nhân trình diễn tay nghề đan lát; dệt thổ cẩm trên khung dệt truyền thống. Ban giám khảo chấm điểm sản phẩm dựa trên các tiêu chí như tính ứng dụng, tính truyền thống (hoa văn, chất liệu), tính thẩm mỹ (màu sắc, kiểu dáng), tính sáng tạo.

Ngoài ra, mỗi nghệ nhân nộp trước cho ban tổ chức 1 sản phẩm đã hoàn thiện như gùi (nghề đan lát); khăn choàng, khăn địu con, váy áo truyền thống, ví, túi xách… (nghề dệt). Các sản phẩm đạt giải ban tổ chức sẽ giữ lại để trưng bày, quảng bá trong các sự kiện văn hóa-du lịch trong và ngoài tỉnh.

Cuộc thi tay nghề ẩm thực du lịch truyền thống thu hút 15 huyện, thị xã tham gia, mỗi địa phương có 5 người. Mỗi đội thi có thời gian 2 giờ chuẩn bị một mâm cơm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gồm những món bắt buộc và tự chọn.

Trong đó, món bắt buộc gồm: cơm lam, gà nướng, cá suối nướng, rau xào hoặc luộc, canh, rượu cần. Ban tổ chức khuyến khích các đội thi chế biến món ăn từ nguyên liệu, đặc sản tại địa phương; đồng thời chấm điểm dựa trên các tiêu chí như: đủ số lượng món ăn, ngon, trình bày đẹp, sáng tạo và thuyết trình tốt.

dscf8712.jpg
Sản phẩm đạt giải của các nghệ nhân được ban tổ chức quảng bá trong các sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh nhấn mạnh: 2 cuộc thi là hoạt động cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đó là phát huy thế mạnh ẩm thực và nghề truyền thống, các sản phẩm thổ cẩm, đan lát gắn với sản xuất thành hàng lưu niệm phục vụ du khách và quảng bá ẩm thực truyền thống gắn với phát triển du lịch.

2 cuộc thi góp sắc màu cho các chuỗi sự kiện đang diễn ra như “Ngày hội Văn hóa-Du lịch TP. Pleiu, Giải chạy bộ “Gia Lai City Trail năm 2024” , Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, giúp du khách có thêm những trải nghiệm khi đến với Gia Lai dịp này

Có thể bạn quan tâm

Chùa Hang - Vẻ đẹp huyền bí giữa lòng núi

Chùa Hang - Vẻ đẹp huyền bí giữa lòng núi

Giữa trùng điệp núi rừng, chùa Hang hiện lên như nốt trầm tĩnh lặng, khơi gợi bao tò mò về vẻ đẹp huyền bí, ẩn sâu trong lòng đá. Vẻ linh thiêng và nét huyền diệu đã biến hang đá này trở thành nơi tu hành, điểm dừng chân quen thuộc của nhiều thế hệ.

Ngắm 'cổng nhà trời' Pù Luông

Ngắm 'cổng nhà trời' Pù Luông

Mùa này, khắp nơi nắng nóng như đổ lửa, nhưng miền đất “cổng nhà trời” Pù Luông (huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) lại như bước vào độ chớm thu.

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

(GLO)- Xu hướng trải nghiệm mới lạ được Euronews (mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu) xếp đầu trong 7 xu hướng du lịch năm 2025. Du khách tìm kiếm những điểm đến hoang sơ, ít người biết đến để khám phá và kết nối sâu sắc với thiên nhiên.