Emagazine

E-magazine Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Ngày hội Văn hóa-Du lịch TP. Pleiku năm nay được tổ chức với quy mô lớn, công phu, gồm hàng loạt các sự kiện văn hóa, thể thao mang đặc trưng văn hóa địa phương, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương.

Mặc dù đang bước vào vụ thu hoạch lúa, nhưng tối nào tại khu vực nhà rông làng Pleiku Roh (phường Yên Đỗ) cũng rộn ràng tiếng cồng chiêng. Gần 50 thành viên của các đội chiêng “nhí”, đội chiêng thanh niên và các nghệ nhân trong làng hăng say luyện tập các tiết mục để tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa-Du lịch. Anh Siu Thưm-Thành viên đội chiêng thanh niên-cho biết: Đoàn nghệ nhân của làng sẽ biểu diễn 4 tiết mục gồm: phục dựng lễ cúng mừng lúa mới, hát dân ca, diễn xướng cồng chiêng và hòa tấu nhạc cụ dân tộc.

Còn em Rơ Com H’Yến thì cho hay: “Em rất vui khi được tham gia đội cồng chiêng. Em cùng với các anh chị thường tập luyện hàng đêm cho các bài chiêng, những điệu xoang truyền thống để trình diễn tại Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024. Em mong muốn du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên khi được xem biểu diễn cồng chiêng, xoang của dân tộc mình”.

Tương tự, tại nhà nghệ nhân Ak (làng Chuet 2, phường Thắng Lợi) những ngày này cũng khá nhộn nhịp. Tất cả các thành viên trong đội cồng chiêng đều hăng say tập luyện và rất hào hứng hướng đến ngày hội để được thỏa sức phô diễn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Nghệ nhân Ak phấn khởi nói: “Các cháu tập luyện rất chăm chỉ và sẵn sàng biểu diễn tại Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố”.

nghe-nhan-ak.jpg
Nghệ nhân Ak (bìa trái) tập luyện cho đội cồng chiêng của làng Chuet 2, phường Thắng Lợi. Ảnh: Q.T

Còn tại làng Kép (phường Đống Đa), công tác chuẩn bị cho ngày hội cũng không kém phần sôi nổi. Đặc biệt, đầu năm 2024, UBND TP. Pleiku tặng cho làng 1 bộ cồng chiêng trị giá 50 triệu đồng. Đây là động lực để dân làng tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, góp phần quảng bá, phát triển du lịch của thành phố.

Nghệ nhân Ksor Kol (làng Kép) chia sẻ: Để chuẩn bị các tiết mục cồng chiêng, vào các buổi tối, tất cả thanh-thiếu niên đều tập trung về nhà của ông để tập luyện những bài chiêng truyền thống.

Theo bà Nguyễn Thị Thân-Phó Chủ tịch UBND phường Đống Đa: Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Jrai trên địa bàn, thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia tập luyện cồng chiêng. Hiện trên địa bàn phường có 3 đội cồng chiêng dành cho các đối tượng: phụ nữ, trẻ em và người lớn.

“Đặc biệt, Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố lần này rất quy mô, hứa hẹn thu hút nhiều du khách đến tham quan, xem trình diễn cồng chiêng. Do đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện để các nghệ nhân tập luyện và biểu diễn, góp phần vào sự thành công chung của ngày hội”-Phó Chủ tịch UBND phường Đống Đa nhấn mạnh.

Ngày hội Văn hóa-Du lịch TP. Pleiku năm 2024 cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương. Ông Trần Tấn Quang-Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku-thông tin: Dịp này, thành phố sẽ tổ chức hội chợ tại Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ. Có 100 gian hàng trưng bày giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP và ẩm thực tiêu biểu của thành phố và 16 huyện, thị xã trong tỉnh. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá vùng đất, văn hóa, con người và tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh.

Hướng tới sự kiện quan trọng này, các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể OCOP trên địa bàn TP. Pleiku đã sẵn sàng nguồn hàng, cung cấp tới người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất. Những ngày qua, cơ sở sản xuất trà thảo mộc của anh Nguyễn Vũ Phú Trường (thôn 5, xã An Phú) đã tăng công suất để đáp ứng nhu cầu hàng Tết, vừa chuẩn bị để mang đến hội chợ những sản phẩm với mẫu mã, chất lượng tốt nhất. Anh Trường cho biết: Sản phẩm của tôi được lựa chọn đại diện cho thương hiệu OCOP “Trà tía tô Trường Phú” tham gia trưng bày tại hội chợ. Chính vì vậy, chúng tôi chuẩn bị rất kỹ các sản phẩm với mong muốn có thêm được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến. Ngoài sản phẩm trà tía tô, chúng tôi còn mang đến các sản phẩm trà đinh lăng, lạc tiên, búp ổi, cỏ máu và trà gai leo.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hữu Sung-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho biết: Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố năm 2024 là dịp để giới thiệu về mảnh đất, con người Pleiku và tiềm năng phát triển du lịch cũng như làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của thành phố.

Do đó, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn tập trung chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho ngày hội. Trong đó, Phòng Văn hóa-Thông tin chủ trì công tác trưng bày bộ ảnh du lịch Pleiku-Gia Lai tại Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ; chỉ đạo Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thành phố chuẩn bị các điều kiện để tổ chức ngày hội như: hợp đồng đơn vị tổ chức sự kiện, cách bố trí sân khấu, âm thanh, màn hình led, hoa…; xây dựng các phương án tổ chức ngày hội phù hợp với điều kiện thời tiết.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Cùng với đó, Phòng Quản lý đô thị thành phố phối hợp với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai tổ chức dọn vệ sinh khu vực đường Ký Con; lên sơ đồ đường chạy, sơ đồ gian hàng sản phẩm địa phương…; chỉnh trang đô thị, trang trí hoa tại các địa điểm công cộng, bố trí nhà vệ sinh công cộng; hợp đồng với Điện lực Pleiku đảm bảo cung cấp nguồn điện phục vụ tại khu vực diễn ra sự kiện.

“Đặc biệt, UBND thành phố thành lập đoàn kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, cơ sở chế biến thực phẩm, các điểm bán hàng tại các làng du lịch; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân, du khách đến tham quan. Chỉ đạo Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, lên sơ đồ, phương án bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trước, trong và sau khi tổ chức ngày hội. Cùng với đó, các địa phương chủ động dọn vệ sinh, phát động người dân dọc bên đường Tôn Đức Thắng thực hiện mô hình nhà vệ sinh cộng đồng phục vụ du khách; tuyên truyền người dân quản lý động vật (chó, mèo…), không thả rông dọc các tuyến đường có vận động viên chạy trong thời gian diễn ra Giải chạy bộ “Gia Lai City Trail 2024”-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku thông tin thêm.

de-ema-ko-co-gi.jpg

Có thể bạn quan tâm

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình