Bảo tồn vũ điệu truyền thống Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Múa dân gian (vũ điệu hay dân vũ) là một trong những thành tố quan trọng tạo nên không gian sinh động, màu sắc trong các lễ hội dân gian ở buôn làng.

Tuy nhiên, hiện nay, có hiện tượng lớp trẻ xa rời với các điệu múa truyền thống của dân tộc mà tiếp thu, cải biên một cách tùy tiện, lai căng. Việc này cần được chấn chỉnh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, trong đó có nghệ thuật múa.

1mua-jrai-anh-hhl.jpg
Múa Jrai. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Đi tìm nguồn gốc một số vũ điệu truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, nó xuất phát từ cuộc sống lao động gắn bó với núi rừng, thiên nhiên hoang sơ cùng với tín ngưỡng đa thần của cộng đồng.

Người dân sáng tạo các vũ điệu để dâng lên các đấng thần linh trong các nghi thức lễ hội, sau đó là vui chơi, phô diễn động tác của cơ thể một cách nhịp nhàng theo tiếng nhạc nhằm diễn đạt một ý niệm hay nội dung nào đó.

Còn theo nhà Tây Nguyên học Jacques Dournes: “Hình như múa không phải là một nghệ thuật bản địa của người Tây Nguyên”. Và ông cũng đưa ra luận điểm, có thể người Tây Nguyên học múa của người Chàm (Champa) hay người Campuchia (Khmer). Cá nhân tôi cho rằng, đây là giả thuyết thiếu căn cứ; chưa có công trình nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.

Theo di sản Champa thì họ có 80 điệu múa truyền thống, tương ứng với 80 vị thần trong tín ngưỡng dân gian Chăm. Nhưng phổ biến và đặc sắc mà đến nay họ vẫn còn lưu giữ, truyền dạy cho thế hệ sau là: múa quạt, múa đội nước, múa khăn và múa đạp lửa. Đặc biệt và điển hình nhất trong nghệ thuật múa Chăm là vũ điệu Apsara.

Còn người Khmer với các điệu múa dân gian truyền thống khá phổ biến hiện nay trong tộc người là: múa Rom vong, Lăm leo, Saravan. Nếu đem so sánh về động tác, trang phục, âm nhạc thì xoang của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung cơ bản không có nhiều điểm tương đồng với múa dân tộc Chăm hay múa của người Khmer.

Vì thế, có thể nói, với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, việc sáng tạo nghệ thuật múa dân gian mang bản sắc của cộng đồng là điều đương nhiên và dễ hiểu mà không phải đi “vay mượn” của các dân tộc khác.

Xoang là từ dùng chung phổ biến cho loại nghệ thuật dân vũ truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn-Tây Nguyên. Đây là loại hình sinh hoạt không thể thiếu trong các dịp lễ hội đi đôi với nghệ thuật cồng chiêng, là mắt xích quan trọng để kết nối cộng đồng, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó.

Có thể nói, xoang là vũ điệu cộng đồng, có cả nam và nữ (không nhất thiết về số lượng người), họ quây quần thành vòng tròn và xoang theo nhịp điệu chiêng trong không gian thoáng rộng ở nhà rông hay ngoài rừng. Điệu xoang có tính đối xứng qua động tác tay-chân trên trục cơ thể với độ lắc nhịp nhàng và được lặp đi lặp lại.

2xoang-bahnar-anh-hung-hoa-lu-kem-bai-mua-tay-nguyen.jpg
Xoang Bahnar. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Người M’Nông còn có múa khiêl, múa cầu mùa, múa mời rượu; người Ê Đê có điệu múa chim grứ nổi tiếng… Người Cơ Tu có vũ điệu đẹp mắt là tân tung da dă trong lễ hội cầu mùa, mừng nhà mới. Đây là điệu múa thiêng với động tác cơ bản là 2 tay phụ nữ xòe lên trời để cầu xin Yàng ban cho điều may mắn. Mỗi dân tộc có sắc thái vũ điệu khác nhau.

Các nhà chuyên môn về nghệ thuật múa cho rằng: Xoang của người Jrai có độ lắc cơ thể mạnh; xoang Bahnar thì nhẹ nhàng, uyển chuyển; xoang Xê Đăng, M’Nông thì mời gọi, quyến rũ…

Thời gian qua, múa truyền thống của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được các nhà biên đạo múa Việt Nam, trong đó có nhiều biên đạo múa nổi tiếng trên mảnh đất đầy nắng gió này như: Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân La, Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm… kế thừa, sáng tạo, phát huy giá trị bản sắc dân tộc, đưa nghệ thuật múa Tây Nguyên lên tầm cao mới.

Một số tác phẩm như: “Múa trống Tây Nguyên”, “Múa giã gạo đêm trăng” của Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm, “Múa hồn cồng”, “Múa vui nhà mới” của Nghệ sĩ Nhân dân Xuân La, “Múa cầu mưa”, “Múa tiếng đàn đêm trăng” của Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm… đã giữ được “hồn cốt” của múa truyền thống dân tộc Jrai, Bahnar.

Tuy nhiên, hiện nay, có hiện tượng lớp trẻ xa rời với các điệu múa truyền thống của dân tộc mà tiếp thu, cải biên một cách tùy tiện, lai căng. Việc này cần được chấn chỉnh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, trong đó có nghệ thuật múa.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh: “Xã hội ngày một phát triển, nhiều loại hình nghệ thuật mới lạ xuất hiện. Đây là cơ hội, cũng là thách thức không chỉ với nghệ thuật múa mà với cả nhiều loại hình nghệ thuật khác.

Hiện nay, các tác phẩm múa độc lập hoặc đỉnh cao như thơ múa mang bản sắc dân tộc tại tỉnh nhà gần như rất ít. Sự xuất hiện của các biên đạo trẻ giờ đây dường như mang hơi hướng hiện đại, không có tác phẩm nào mang dáng dấp, hồn cốt văn hóa bản địa Tây Nguyên”.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.