(GLO)- Phục dựng lễ mừng lúa mới giúp du khách đến với Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya có cơ hội trải nghiệm một trong những lễ hội dân gian độc đáo nhất của cư dân nông nghiệp Trường Sơn-Tây Nguyên.
(GLO)- Tháng 3, khi sắc hoa pơ lang thắm đỏ, người bản địa Tây Nguyên bước vào mùa lễ hội dân gian lớn nhất trong năm. Ở các làng Jrai của xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), từ những ngày đầu “mùa con ong đi lấy mật” đã rộn rã tiếng chiêng trong lễ pơ thi (bỏ mả).
Gắn với các lễ hội dân gian, mỗi DTTS ở tỉnh ta đều có cây nêu, cơ bản mang những nét tương đồng song cũng chứa đựng sự độc đáo riêng, làm thành bản sắc, niềm tự hào của mỗi cộng đồng. Cây nêu của người Gia Rai ở làng Ba Rgốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy thể hiện nét đẹp đa dạng như thế.
Cha Chaih là lễ hội dân gian độc đáo liên quan đến sản xuất nông nghiệp truyền thống, cũng được xem là lễ hội đón tết của người Giẻ Triêng ở Kontum. Theo đó, Cha Chaih nghĩa là “ăn than“.
Trong năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn 7 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Yên Bái, Bình Phước, Lai Châu và Kon Tum để phục dựng, bảo tồn.
Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm Kỷ Hợi 2019 là sự kiện nhằm khơi dậy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn“ đối với công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, các thế hệ cha ông trong lịch sử dân tộc Việt Nam; tôn vinh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương“; Hát Xoan - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và các di sản văn hóa tại các địa phương; qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố và toàn tỉnh.
(GLO)- Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công văn giao UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan liên quan tổ chức Festival Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 tại TP. Pleiku với tinh thần hiệu quả, tiết kiệm.