Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tháng 3, khi sắc hoa pơ lang thắm đỏ, người bản địa Tây Nguyên bước vào mùa lễ hội dân gian lớn nhất trong năm. Ở các làng Jrai của xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), từ những ngày đầu “mùa con ong đi lấy mật” đã rộn rã tiếng chiêng trong lễ pơ thi (bỏ mả).

Khu nhà mồ làng Lút (xã Ia Phí) nằm dưới những bóng đa cổ thụ. Hàng chục nhà mồ mới, cũ nằm đan xen trên một khoảng đất rộng nhìn ra cánh đồng mênh mông. Lễ bỏ mả đã được người dân làng Lút duy trì qua bao mùa lễ hội như một nét đẹp văn hóa.

Sau 1 năm chuẩn bị, gia đình ông Rơ Châm Đe quyết định tổ chức bỏ mả cho mẹ ruột và bố vợ cùng 1 lúc. Ông Đe cho biết, mẹ đẻ mất đã 16 năm, còn bố vợ mất gần 20 năm. Gia đình ông đã mua 2 con trâu để tổ chức bỏ mả. Ngoài ra, họ hàng, con cháu trong dòng họ và các làng lân cận đã góp thêm nhiều trâu, bò. Sau lễ hội, người chết mới thực sự chấm dứt mọi liên hệ, ràng buộc với người sống.

Không chỉ là việc riêng của gia đình ông Đe, đây là lễ hội dân gian lớn nhất trong năm của người dân làng Lút bởi có sự chung tay của cả cộng đồng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn Doanh nhận xét rằng, lễ pơ thi là “lễ hội lớn nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và cũng mang tính cộng đồng nhất của Tây Nguyên”.

Sau đây là một số hình ảnh trong lễ pơ thi của người dân làng Lút, xã Ia Phí.

Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút ảnh 1

Rượu cần trong ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút ảnh 2

Tượng gỗ đặt quanh khu nhà mồ là cách người sống gửi gắm tình cảm sâu nặng với người đã khuất. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút ảnh 3

Dân làng chuẩn bị món ăn cho ngày hội lớn nhất trong năm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút ảnh 4

Vào ngày cuối cùng của lễ hội sẽ xuất hiện những "ma bùn" (bram). Đây là nghi lễ không thể thiếu trong lễ pơ thi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút ảnh 5

Toàn cảnh khu nhà mồ làng Lút. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ngân vang tiếng hát binh nhì

Ngân vang tiếng hát binh nhì

(GLO)- Với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành”, Liên hoan tiếng hát binh nhì do Bộ Tham mưu Quân đoàn 3 tổ chức trở thành sân chơi bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội.
Nhớ sông

Nhớ sông

(GLO)- Tiếng gọi “ơi đò” chợt vang lên, đưa tôi về bến cũ ngày xưa. Tôi thả bước ra phía bờ sông. Con sông chảy qua làng, uốn một nét mềm mại nên thơ. Tôi thầm lặng men theo từng kỷ niệm. Này là bãi bồi ngút ngát màu xanh của bắp, của khoai. Này là con đê trườn đi trong sương mù, những cụm cỏ non nhú mầm dưới nắng sớm. Còn phía xa xa kia, là vạt lau ken dày, vươn ngọn trắng ảo mờ lẫn cùng bóng hoàng hôn, là cánh đồng lúa mênh mông, chấp chới bóng cò trắng bay về núi xa.
Những bữa tiệc rừng

Những bữa tiệc rừng

(GLO)- Người Tây Nguyên có các món ẩm thực vô cùng phong phú gắn với môi trường sống tự nhiên. Không quá cầu kỳ trong chế biến hay nặng về yếu tố trang trí, ẩm thực bản địa có sức hấp dẫn riêng, mang đậm dấu ấn văn hóa “thuận tự nhiên”.
Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo”

Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo”

(GLO)- Ngày 28-5, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) được sự ủy quyền của Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) tổ chức lễ công bố xác lập kỷ lục thế giới cho bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” của bà Ngô Thị Thanh Tâm (TP. Hồ Chí Minh) là Bộ sưu tập ấm-chén trà Tử sa ở nhiều niên đại có số lượng nhiều nhất thế giới.
Củ khoai và những ổ bánh mì

Củ khoai và những ổ bánh mì

Ngày xưa, thời tôi học tiểu học, từ nhà tới trường không xa mấy, chỉ qua độ mấy quãng đồng. Sáng ra khỏi nhà đi bộ tới trường, ủ trong cặp củ khoai mì luộc hoặc khoai lang nướng, vậy là đủ no tới trưa.
Những “nhà điêu khắc” mặt nạ gỗ ở Ia Tôr

Những “nhà điêu khắc” mặt nạ gỗ ở Ia Tôr

(GLO)- Mặt nạ là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên một pơtual (người làm trò) trong lễ hội của người Jrai. Bằng tình yêu và đôi tay khéo léo, những “nhà điêu khắc” tài hoa ở xã Ia Tôr (huyện Chư Prông) đã làm ra hàng trăm chiếc mặt nạ phục vụ lễ hội, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Ngày nắng

Ngày nắng

(GLO)- Tôi không sợ những ngày nắng bằng khi rét mướt hay mưa lũ. Đơn giản vì nắng thơm và đem đến cho tôi con đường khô ráo mỗi khi đến trường, không phải bận tâm với áo mưa, khăn ấm, giày tất... Với tôi khi đó, cái nắng khiến cuộc sống đơn giản hơn rất nhiều.
Cầu siêu cho các liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại tỉnh Stung Treng

Cầu siêu cho các liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại tỉnh Stung Treng

(GLO)- Chiều 23-5, tại tỉnh Stung Treng (Vương quốc Campuchia), Ban Chuyên trách tỉnh Gia Lai phối hợp với Ban Chuyên trách tỉnh Stung Treng tổ chức lễ cầu siêu cho 8 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh trên đất bạn Campuchia được Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2022-2023 tại tỉnh Stung Treng.
Hội làng vùng “chảo lửa” Krông Pa

Hội làng vùng “chảo lửa” Krông Pa

(GLO)- Với nhiều hoạt động sôi nổi, vui tươi, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số và Hội chợ kết nối nông sản huyện Krông Pa lần thứ I là cuộc trình diễn bản sắc, quảng bá sản vật của đồng bào Jrai trên địa bàn.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại lễ hội nho và vang Ninh Thuận năm 2023

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại lễ hội nho và vang Ninh Thuận năm 2023

(GLO)- Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và Lễ hội Nho-Vang Ninh Thuận năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 18-6. Trong đó, lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 15-6 và lễ bế mạc vào lúc 20 giờ, ngày 18-6 tại Quảng trường 16 Tháng 4 (TP.Phan Rang-Tháp Chàm).