Festival Cồng chiêng Tây Nguyên hứa hẹn là ngày hội lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công văn giao UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan liên quan tổ chức Festival Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 tại TP. Pleiku với tinh thần hiệu quả, tiết kiệm.
Từ cuối năm 2017 đến nay, lãnh đạo tỉnh và ngành Văn hóa địa phương đã lên kế hoạch, phương án nhằm tổ chức thành công Festival Cồng chiêng lần này. Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã lần lượt tổ chức các lễ hội văn hóa cồng chiêng ở địa phương, tạo nên những hoạt động sôi nổi với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc bản địa, hướng đến ngày hội lớn của các dân tộc Tây Nguyên.
Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Theo phác thảo thì Festival Cồng chiêng lần này sẽ quan tâm đến các lễ hội dân gian mang yếu tố cộng đồng-những chủ nhân của di sản văn hóa đặc sắc nơi đây với các hoạt động gắn liền như: lễ hội đường phố; giao lưu, biểu diễn cồng chiêng; phục dựng một số nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ; trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng; tạc tượng gỗ dân gian; diễn xướng sử thi Tây Nguyên; triển lãm, trình diễn trang phục dân tộc, dệt thổ cẩm, đan lát; hội thảo bảo tồn giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Rút kinh nghiệm những lần tổ chức lễ hội cồng chiêng khu vực cũng như các địa phương trước đây, chúng ta thường biến chất dân gian thành sân khấu hóa, đẩy sự “hoành tráng” của lễ hội các dân tộc bản địa đi chệch mục tiêu mà UNESCO và các nhà nghiên cứu văn hóa từng khuyến cáo, Ban tổ chức Festival lần này sẽ hướng đến vấn đề thực chất và cụ thể trong công tác bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng của môi trường hiện tại với định hướng là phải chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm và duy trì sự tồn tại của không gian văn hóa vốn có. Trong một hội thảo trước đây, Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Văn Doanh đã phát biểu: “Trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thì cái “không gian văn hóa” chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi trong những hoàn cảnh và điều kiện mới, trong khi đó thì cồng chiêng là cái hạt nhân không thể hoặc khó bị thay thế. Ngược lại, dù khi các không gian văn hóa cồng chiêng cụ thể (như lễ hội, phong tục…) có bị thu hẹp, bị loãng hay bị biến đổi cho phù hợp với môi trường sống (môi trường đô thị, môi trường công nghiệp…) thì chính cồng chiêng sẽ tạo ra cái hồn Tây Nguyên và duy trì cái hồn ấy trong các không gian đã bị biến đổi”.
Tuy các tỉnh Tây Nguyên đã có sự cố gắng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng với tư cách là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận cách đây 13 năm, nhưng dòng chảy thời gian với những thay đổi môi trường sống hiện đại đã tác động, tạo ra nhiều biến đổi trong cộng đồng các dân tộc bản địa mà chúng ta không thể nào bắt nó dừng lại. Theo GS-TS Oscar Salemink (Đại học Amsterdam-Hà Lan): “Điều này, đề xuất rằng, người ta phải đặt trọng tâm của sự chú ý vào bản thân các thực hành văn hóa cồng chiêng thực sự, những thực hành phù hợp với giá trị nghệ thuật và văn hóa trong khuôn khổ bối cảnh và không gian cụ thể. Căn cứ vào những biến đổi lớn về môi trường và bối cảnh, những thực hành này cần có và thể hiện những giá trị mới có ý nghĩa trong bối cảnh mới của Tây Nguyên hiện thời. Cuối cùng thì điều này có thể được thực hiện bởi chính những con người Tây Nguyên với tư cách là những con người hiện thân cho nền văn hóa cồng chiêng đang bị đe dọa…”.
Gia Lai nằm ở vùng Bắc Tây Nguyên với nhiều dân tộc bản địa, trong đó có dân tộc Jrai và Bahnar còn lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và những nét đặc trưng của không gian văn hóa cồng chiêng. Nhiều buôn làng người dân tộc bản địa đã bảo quản và sử dụng thường xuyên hàng ngàn bộ cồng chiêng trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Chính quyền địa phương và ngành Văn hóa đã quan tâm cụ thể đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng các dân tộc bản địa trong nhiều năm qua và bước đầu thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhất là việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào tại chỗ về giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Chúng ta hy vọng rằng, với sự chuẩn bị chu đáo của đơn vị đăng cai là tỉnh Gia Lai, Festival Cồng chiêng Tây Nguyên lần này sẽ đem đến cho du khách, người dân và các nhà nghiên cứu văn hóa nhiều nét mới, những khám phá độc đáo qua các lễ hội truyền thống và sự trình diễn đa dạng của các đội cồng chiêng đại diện cho các dân tộc bản địa 5 tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời qua đây sẽ học hỏi, tìm ra những phương thức mới để bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Kông Chro

E-magazineBình yên Kông Chro

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.