Kbang: Phục dựng Lễ hội mừng nhà rông mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 5-12, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Kbang phối hợp với UBND xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phục dựng Lễ hội mừng nhà rông mới tại làng Mơ Hra-Đáp.

d45247a8a1931bcd4282.jpg
Lãnh đạo UBND huyện Kbang và đại biểu dự phục dựng Lễ hội mừng nhà rông mới, trao chứng nhận cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn đào tạo nhân lực du lịch cộng đồng. Ảnh: Hà Duyệt

Dự phục dựng lễ hội mừng nhà rông mới có lãnh đạo UBND huyện Kbang; đại diện Trường Cao đẳng Gia Lai; đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, một số đơn vị, doanh nghiệp ở huyện Kbang; đại diện UBND xã Kông Lơng Khơng và hơn 200 nghệ nhân, người dân làng Mơ Hra-Đáp.

Lễ phục dựng được mở đầu bằng các tiết mục dân ca, dân vũ, hoà tấu nhạc cụ dân tộc đặc sắc do đội văn nghệ làng Mơ Hra-Đáp biểu diễn. Tiếp theo, các nghệ nhân, người già tái hiện toàn bộ quy trình phục dựng lễ hội mừng nhà rông mới của người Bahnar.

Để buổi lễ diễn ra thuận lợi, Hội đồng già làng đánh trống, thông báo để dân làng biết về lễ hội; đồng thời tập hợp toàn thể dân làng đến khu vực nhà rông. Phụ nữ có nhiệm vụ gánh nước, thanh niên chuẩn bị các lễ vật, già làng thực hiện nghi thức cúng.

Trong lễ hội mừng nhà rông mới, Hội đồng già làng đóng vai trò quan trọng điều hành các nghi thức cúng, gồm lễ cúng thần linh, cúng tổ tiên, cúng nhà rông mới.

Già làng Đinh Chuyên (làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng) cho biết: Nhà rông không chỉ là công trình kiến trúc mà còn là nơi thiêng liêng, đại diện cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng.

Chính vì vậy, lễ hội mừng nhà rông mới nhằm bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và thần linh đã phù hộ cho dân làng; là dịp để dân làng tụ họp cùng nhau chia sẻ niềm vui có nhà rông mới và trao truyền lại bản sắc văn hoá cho thế hệ trẻ.

01477ebf988422da7b95.jpg
Hội đồng già làng làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) thực hiện nghi thức cúng thần linh, cúng tổ tiên, cúng nhà rông mới. Ảnh: Hà Duyệt

Được biết, chương trình phục dựng lễ hội mừng nhà rông mới là một nội dung thuộc mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng) do huyện Kbang đầu tư. Qua đó thúc đẩy dân làng tiếp tục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoa truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng để nâng cao đời sống người dân.

Dịp này, Trường Cao đẳng Gia Lai đã trao chứng nhận cho 140 học viên là người dân làng Mơ Hra-Đáp đã hoàn thành lớp tập huấn đào tạo nhân lực du lịch cộng đồng. Lớp tập huấn diễn ra từ ngày 25-11 đến ngày 4-12.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Tác giả cùng người thân tại ngã ba biên. Ảnh: N.T.D

Tháng 2 nơi ngã ba biên

(GLO)- Khi vị Tết đã thấm đẫm trong từng câu chuyện, khi mùa xuân cạn nốt chén rượu đầy thì trên những nẻo biên cương, đất trời khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ và căng tràn nhựa sống.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Cõi hoa vàng

Cõi hoa vàng

(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm. 

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

(GLO)- Năm thứ 2 lên Gia Lai làm việc, gần Tết, họa sĩ Xu Man từ làng lên cơ quan lĩnh chế độ, tôi giúp ông cột đầy một xe đạp, đủ thứ trên cái xe tòng tọc, được cột thêm mấy thanh tre cho chắc chắn. Xong xuôi, ông xoa tay, thay vì chào nhau ông cười móm mém: Hùng về làng ăn Tết với chú!